Năm 2023, giá trị giao dịch trung bình hàng hóa tại MXV đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày

Kinh doanh
10:31 AM 13/01/2024

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá trị giao dịch tại MXV đạt trung bình hơn 4.000 tỷ đồng/ngày, trong đó có những ngày đạt gần 10.000 tỷ đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index kết thúc năm 2023 với mức giảm 13%, nhưng có nhiều mặt hàng biến động hơn 30%. Tại Việt Nam, hoạt động giao dịch hàng hóa liên thông với thế giới vẫn thông suốt, ổn định là điểm sáng trong hoạt động thương mại và đầu tư trong năm vừa qua.

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), năm 2023 giá trị giao dịch trung bình của hàng hóa trên sàn đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày, trong đó có những ngày đạt kỷ lục gần 10.000 tỷ đồng. Số lượng đơn vị tham gia hơn 30.000 tài khoản, tăng 20% so với năm 2022. Hiện, sàn niêm yết 45 sản phẩm giao dịch liên thông với thế giới chia làm 4 nhóm: nông sản, năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp.

Năm 2023, giá trị giao dịch trung bình hàng hóa tại MXV đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày- Ảnh 1.

Nhân viên làm việc tại MXV. Ảnh: MXV

Sở Giao dịch hàng hóa là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quy mô cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Trong 5 năm gần đây khi được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thế giới, thị trường đã trải qua giai đoạn phát triển mạnh. Giao dịch diễn ra thông suốt 24 giờ mỗi ngày từ sáng thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần. 

Kể từ tháng 6/2023, MXV chính thức được phép triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 6 tháng triển khai, hợp đồng quyền chọn đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước, thể hiện qua khối lượng giao dịch tăng trưởng đều mỗi tháng.

Bên cạnh phát triển quy mô giao dịch, trong năm 2023, MXV đã tập trung nghiên cứu và tạo nền móng xây dựng các sàn giao dịch hàng hóa chuyên biệt đối với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Đây là một trong những kế hoạch trọng tâm của MXV trong giai đoạn 2023 – 2028, giúp phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các sàn giao dịch hàng hóa chuyên biệt sẽ giúp giải quyết nhiều bài toán đối với từng mặt hàng cụ thể. Nhưng tựu chung lại, sẽ giúp hoạt động sản xuất và thương mại của Việt Nam trở nên minh bạch, hiện đại, tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá trong tương lai.

Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam, MXV cũng đã và đang nghiên cứu để xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon phù hợp với thực tiễn, để mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia thị trường.

Trong năm 2024, MXV sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng để xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP nhằm hoàn thiện khung hành lang pháp lý, giúp thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Bên cạnh đó, MXV sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, trọng tâm là các sở giao dịch hàng hóa và các đối tác công nghệ lớn trên thế giới. 

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.