Năm 2030, kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp
Theo báo cáo tóm tắt dự thảo “Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến 2030, tầm nhìn 2045” của Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản, ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, máy móc, công nghệ sẽ thay thế lao động chân tay. Đến năm 2030, kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70-75%.
Ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị xây dựng "Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045". Theo báo cáo tóm tắt dự thảo "Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến 2030, tầm nhìn 2045" của Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản, ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, máy móc, công nghệ sẽ thay thế lao động chân tay. Chính vì vậy, trong dự thảo chiến lược phát triển ngành, con số 3,9 triệu lao động tại thời điểm hiện tại sẽ giảm xuống còn 3,5 triệu vào năm 2030 và đến năm 2045 sẽ chỉ còn 3 triệu lao động. Số lao động bị đào thải sẽ được đào tạo lại để chuyển đổi nghề.
Cụ thể, đến năm 2030, kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70-75%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1,3 tỉ USD. 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy chuẩn bảo vệ môi trường.
Tầm nhìn dài hơn, đến năm 2045, thủy sản phải là ngành sản xuất hàng hóa lớn có trình độ quản lý, khoa học công nghệ hiện đại. Việt Nam sẽ là trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và Châu Á, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo chiến lược phát triển ngành được đưa ra, trong đó đáng chú ý là quan điểm đẩy mạnh nuôi biển để giảm khai thác, đánh bắt. Để nâng cao hiệu quả, nuôi biển cần kết hợp với các ngành kinh tế biển khác và khi đó sẽ phát triển mạnh hơn rất nhiều. Với các ngành dầu khí, du lịch, điện gió, đóng tàu… nếu tận dụng được năng lực, kỹ thuật, công nghệ của các ngành này để phát triển nuổi biển thì sẽ có rất nhiều ưu thế. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, cần quan tâm đặc biệt đến nuôi biển trong tương lai, tập trung mạnh vào đầu tư, xây dựng hạ tầng, đầu tư đến đâu, nuôi biển đến đấy. Theo Thứ trưởng, cần chuẩn bị hành trang kỹ càng cho nuôi biển, để chỉ sau 1-2 năm, có hạ tầng tốt sẽ đẩy mạnh ngay vì đây là lĩnh vực có nhiều lợi thế lớn, nhiều doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư.
Đức DuyĐà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.