Năm "bản lề" cho giai đoạn phát triển mới của thị trường bất động sản
Đóng cửa phiên giao dịch 19/1, chỉ số VN-Index tăng 12,44 điểm, đạt 1181,5 điểm. Thị trường tích cực sàn HOSE có 306 mã tăng, 94 mã tham chiếu, trong khi chỉ có 186 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa trong sắc xanh. Theo đó, chỉ số HNX-Index giảm 0,45 điểm, đóng cửa tại 229,48 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,31 điểm, đạt 87,46 điểm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường đang chuyển mình, mang lại nhiều cơ hội cho người mua và nhà đầu tư.
2024 - Năm "bản lề" cho giai đoạn phát triển mới
Năm 2024 được ví là năm "bản lề" cho thị trường bất động sản, với những yếu tố tạo nền tảng như: chính sách pháp lý dần hoàn thiện, lãi suất xuống thấp nhất trong 20 năm qua, thúc đẩy đầu tư hạ tầng mạnh mẽ, tín hiệu tích cực trở lại của giao dịch thị trường. Các yếu tố "bản lề" này của năm 2024 sẽ mở ra cánh cửa giúp cho thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới "bền vững" hơn cho những năm về sau.
Lãi suất liên tục giảm ở mức thấp, cùng với các chính sách bán hàng mới đang kích thích giao dịch trở lại. Tại TP Hồ Chí Minh, thanh khoản đang được cải thiện khi một vài dự án đã được mở bán với tỷ lệ hấp thu khá cao, trung bình trên 80%.
Theo các chuyên gia lãi suất mua nhà cũng như động thái của các chủ đầu tư khiến cho người mua nhà tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm, khiến niềm tin của người mua nhà đã dần quay trở lại. Và năm 2024 có thể coi là một năm "bản lề" để cho chúng ta thấy rằng, thị trường có những dấu hiệu phục hồi cả về nguồn cung, về giá cũng như tính thanh khoản và sức hấp thụ của thị trường.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tìm kiếm và mở rộng danh mục đầu tư bất động sản tại Việt Nam trong suốt hai năm qua khi thị trường giảm tốc. Việc hoàn thiện dần các chính sách pháp lý là yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư vào bất động sản.
Bên cạnh đó, các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường bất động sản 2024 vẫn còn đối diện nhiều thách thức như: tốc độ xử lý pháp lý dự án vẫn còn chậm, nợ xấu, nợ trái phiếu…đòi hỏi nhiều giải pháp tháo gỡ.
Ngoài ra, lĩnh vực này còn chịu tác động của các yếu tố khách quan như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng, tăng hoạt động sản xuất kinh doanh… Do đó, sự phục hồi của thị trường sẽ diễn ra không nhanh, nhưng "chậm và chắc", hướng đến sự minh bạch, là sân chơi của những doanh nghiệp có tiềm lực, uy tín và phục vụ nhu cầu thật.
Cơ hội đầu tư của thị trường bất động sản thông qua 3 kịch bản
Các chuyên gia, đưa ra 3 kịch bàn cho thị trường bất động sản năm 2024. Theo đó, kịch bản thứ nhất là, nếu tất cả mọi yếu tố không có đột biến, thị trường sẽ tiếp tục xu thế chậm chạp đi lên.
Xét trên tất cả các bình diện: chu kỳ thị trường, các yếu tố thị trường, các bối cảnh thị trường, các bên liên quan thị trường, các chính sách về thị trường bất động sản, nhiều khả năng kịch bản này xảy ra
Kịch bản thứ hai, kịch bản mong muốn, nhưng cần có những cú hích, đó là, thị trường đi lên mạnh mẽ. Có ba yêu cầu hỗ trợ. Một là, đầu tư nước ngoài vào một cách đột biến – như là kết quả của việc nâng cấp quan hệ Việt Mỹ và sự dịch chuyển vốn khỏi các quốc gia truyền thống để đến các thị trường mới nổi. Hai là, Luật Đất đai được thống qua và các văn bản dưới luật được hoàn thành, với xu hướng hỗ trợ, nâng đỡ thị trường bất động sản. Ba là, các công cụ tài chính tiền tệ được nới lỏng: Lãi suất ngân hàng thấp đồng thời với mở rộng tín dụng; các tồn đọng về trái phiếu bất động sản được xử lý rốt ráo và doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận một chu kỳ vốn mới. Đồng thời, các công cụ tài chính bất động sản khác (Hệ thống tái thế chấp; Quỹ tiết kiệm tương hỗ; Qũy tín thác bất động sản - REIT…) được xem xét, cho phép vận hành…
Nếu tất cả các yếu tố xảy ra, thị trường sẽ đi lên, khởi đầu cho một chu kì tăng trưởng mới. Tuy nhiên, để tất cả các yếu cầu hội tụ, rất cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan hữu quan. Đây là kịch bản mọi người đều mong muốn, chờ đợi nhưng khả năng xảy ra cũng không cao.
Kịch bản thứ ba, kịch bản không ai mong muốn, nhưng vẫn có thể xảy ra, đó là thị trường bất động sản thoái trào. Nếu có những yếu tố khó khăn cho thị trường như kinh tế thế giới bất ổn, kinh tế vĩ mô khó khăn, vốn đầu tư nước ngoài chậm… thị trường sẽ rơi vào trạng thái trầm lắng do không có nguồn lực và động lực phát triển.
Rủi ro đáng kể nhất trong năm 2024 là rủi ra từ tác động của tình hình thế giới. Thế giới đang trong giai đoạn khó dự báo, đồng thời nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao. Do đó, đây là rủi ro đáng kể nhất. Bên cạnh đó là rủi ro đối tác. Trong giai đoạn thị trường trầm lắng, biến động của các doanh nghiệp rất ảnh hưởng đến các bên hữu quan nên đây là điều luôn cần được tính đến.
Ngoài ra, còn có rủi ro về thị trường, kinh tế vĩ mô, chính sách… Về cơ bản, chỉ có sự vấn đề của việc Luật Đất đai được thông qua với định hướng hỗ trợ thị trường bất động sản đến mức nào: Nhiều hay ít. Về cơ bản, việc thông qua Luật Đất đai mới sẽ có tác động tốt đến thị trường bất động sản: Thị trường hơn; minh bạch hơn; chính quy hơn; khả thi hơn và có tính chế tài hơn.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.