Nằm trong top 30 người giàu nhất Trung Quốc, CEO Xiaomi đã đưa hãng trở thành đế chế IoT trị giá hàng tỷ USD như thế nào?
Trang KrAsia nhận định, nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun đã học theo cách thức xây dựng thương hiệu như cách Apple đã từng làm. Trong một bài phát biểu tại một sự kiện thương mại điện tử do Alibaba tổ chức vào năm 2017, nhà sáng lập Xiaomi đã khẳng định, "Xiaomi muốn trở thành một Muji công nghệ".
Đối với hầu hết mọi người, Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh cũng như các thiết bị điện tử tiêu dùng. Không những thế, vào năm ngoái, công ty cũng gây chú ý khi công bố sản xuất xe điện của riêng hãng.
Bên cạnh các sản phẩm tiêu dùng, Xiaomi cũng là một nhà đầu tư lớn. Điều khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các tập đoàn như Tencent và Alibaba là Xiaomi hoạt động giống như một vườn ươm.
Các công ty trong danh mục đầu tư của Xiaomi thường hợp tác chặt chẽ với nhau để đảm bảo sản phẩm của những công ty này phù hợp với mục tiêu của Xiaomi. Chính điều này đã đưa Xiaomi trở thành một trong những thương hiệu IoT lớn nhất trên thế giới.
Theo dữ liệu của Forbes, nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun đứng thứ 26 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc năm 2021, và đứng thứ 75 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tính đến ngày 4/4/2022, tài sản của nhà sáng lập Xiaomi đạt khoảng 11,7 tỷ USD.
Trang KrAsia nhận định, nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun đã học theo cách thức xây dựng thương hiệu như cách Apple đã từng làm. Trong một bài phát biểu tại một sự kiện thương mại điện tử do Alibaba tổ chức vào năm 2017, nhà sáng lập Xiaomi đã khẳng định, "Xiaomi muốn trở thành một Muji công nghệ".
Trung tâm của hệ sinh thái thiết bị gia dụng và các thiết bị điện tử của Xiaomi nằm ở chiếc điện thoại của hãng. Theo đó, một chiếc điện thoại Xiaomi có thể được sử dụng để điều khiển các thiết bị gia dụng thường thấy trong bất kỳ gia đình như: tai nghe, chuột máy tính, đèn, bộ định tuyến Wi-Fi, nồi cơm điện...
Điều này khiến khách hàng sẽ có xu hướng mua nhiều thiết bị gia dụng của hãng hơn để có thể kết nối với điện thoại Xiaomi. Trong 8 năm qua, chính chiến lược này đã định hình hoạt động kinh doanh của Xiaomi không chỉ là một thương hiệu điện thoại thông minh mà còn là một tập đoàn điện tử tiêu dùng.
Một khởi đầu độc lập
Khi ông Lei Jun bắt đầu xây dựng Xiaomi vào đầu những năm 2010, ông không dựa vào các đại lý tìm nguồn cung ứng bên ngoài để liên lạc với các nhà cung cấp, mà chính nhân viên của ông đã tự mình làm việc này.
Điều này cho phép ông định giá điện thoại của Xiaomi ở mức khoảng 2.000 NDT, tương đương 310 USD vào năm 2011, và chất lượng của sản phẩm tương đương với các thiết bị cầm tay hàng đầu đến từ Motorola, Nokia và Samsung có giá khoảng 3.500 NDT, tương đương 550 USD.
Vào thời điểm đó, ông Lei Jun đã có kế hoạch đa dạng hóa dòng sản phẩm của công ty mình. Bởi lẽ, ông tin rằng Xiaomi có thể không chỉ là một công ty, mà còn đại diện cho một phong cách sống.
Cuối năm 2013, vị doanh nhân bắt đầu thực hiện kế hoạch này. Mục tiêu của ông là để Xiaomi đầu tư vào 100 nhà sản xuất điện tử tiêu dùng và phát triển mạng IoT toàn diện với điện thoại Xiaomi là thiết bị trung tâm.
Trong các lần xuất hiện trước công chúng và các buổi đào tạo nội bộ, vị tổng giám đốc đầu tiên của hệ sinh thái Xiaomi, ông Liu De cho biết, Xiaomi đã theo đuổi các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực được gọi là "thị trường kiến".
Ông Liu De định nghĩa, "thị trường kiến" là lĩnh vực điện tử tiêu dùng mà bất kỳ thương hiệu nào không chiếm hơn 10% thị trường, ví dụ như pin sạc dự phòng, đèn, đồng hồ thông minh và các thiết bị nhà bếp nhỏ.
Vào đầu những năm 2010, những loại sản phẩm này có giá thành cao hoặc chất lượng kém. Điều này đã cho Xiaomi cơ hội để hãng giới thiệu các dòng sản phẩm điện tử tiêu dùng chất lượng với giá cả phải chăng.
Để mở rộng hệ sinh thái Xiaomi, các giám đốc điều hành của Xiaomi đã săn lùng khắp nơi để tuyển dụng một hàng loạt vị trí lãnh đạo cho nhóm phát triển sản phẩm. Chia sẻ với KrAsia, một số lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất thiết bị thuộc hệ sinh thái Xiaomi kể lại, Xiaomi thường phân bổ nguồn lực sản xuất cho các nhóm phát triển sản phẩm.
Đồng thời, công ty cũng thuê các giảng viên đến từng công ty để đảm bảo trau dồi các kỹ năng như R&D và tiếp thị thương mại điện tử. Tất cả những động thái này đã tạo nên sự thống nhất trong tầm nhìn hoạt động và văn hóa doanh nghiệp.
Hệ sinh thái của Xiaomi đang nở rộ
Nhiều "sản phẩm Mi" (tên dùng chung cho các thiết bị điện tử do hệ thống công ty con của Xiaomi sản xuất) đã trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Tiêu biểu có sạc dự phòng Mi Power Bank, sản phẩm đầu tiên trong hệ sinh thái của hãng, tính đến cuối năm 2015, hơn 46,9 triệu sản phẩm đã được bán ra thị trường. Điều khiến sản phẩm có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng đó là thiết kế nổi bật, chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn 75% so với các mặt hàng tương tự được bán bởi các thương hiệu khác.
Chẳng bao lâu sau, dấu ấn của Xiaomi còn lan rộng hơn nữa. Các đối thủ như Haier, Midea và Huawei đã cố gắng bắt chước cách Xiaomi hình thành hệ sinh thái các sản phẩm, nhưng cho đến nay chưa có đối thủ nào có thể bắt chước được chiếc lược Xiaomi đã áp dụng.
Thành công ban đầu của hệ sinh thái Xiaomi phụ thuộc vào tầm nhìn và sự quyết đoán của những người đứng đầu công ty. Ngay từ đầu, Xiaomi đã đặt ra ba quy tắc cho các doanh nghiệp điện tử tiêu dùng IoT hoạt động dưới sự bảo trợ của mình: đặt công nghệ làm cốt lõi của thiết kế, cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý và tạo ra thiết bị điện tử hấp dẫn nhất.
Việc theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đã thúc đẩy Xiaomi ngay từ những ngày đầu thành lập. Do sự tuân thủ nghiêm ngặt của Xiaomi trong việc nâng cao chất lượng của mọi sản phẩm mà công ty sản xuất, nên hãng đã thu hút được một lượng người hâm mộ trung thành với hệ sinh thái Xiaomi.
Nguồn: KrAsia
Trọng Trần (lược dịch)Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.