“Nâng Bậc” Xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Cơ hội hút vốn trên trường quốc tế

Đầu tư và Tiếp thị
07:35 AM 21/12/2022

Nối tiếp chuyên mục "Xếp hạng tín nhiệm", mà PGT Holdings đã từng đề cập tới: "Xếp hạng tín nhiệm là 1 "cấu phần" trong quá trình phát triển thị trường tài chính".

Trong bài chia sẻ và phân tích lần này, "Cơ hội hút vốn trên trường quốc tế" sẽ được làm nổi bật thông qua xếp hạng tín nhiệm được nâng bậc của 1 Quốc Gia.

Thế nào là xếp hạng tín nhiệm quốc gia?

photo-1671547444134

Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là hoạt động của một tổ chức chuyên nghiệp độc lập được một nước hoặc vùng lãnh thổ yêu cầu thực hiện nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của quốc gia đó trong mối tương quan với các nước và khu vực khác trên thế giới. Nghĩa vụ nợ ở đây có thể là nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, bao gồm nợ có bảo lãnh bởi Chính phủ hoặc nợ bằng ngoại tệ của các DN trong nước. Hiện Việt Nam đang được xếp hạng bởi 3 tổ chức: S&P, Moody's và Fitch Ratings.

Cụ thể hơn về định nghĩa này, Xếp hạng tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) là việc dự đoán khả năng trả nợ, đánh giá rủi ro tín dụng cũng như đưa ra những dự báo về khả năng vỡ nợ của đối tượng đi vay thông qua một hệ thống được xếp hạng sẵn. Định nghĩa này không bó hẹp trong đối tượng là một cá nhân hay tổ chức cụ thể mà áp dụng đối với mọi tổ chức đang có nhu cầu mượn tiền bao gồm: cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước, Chính phủ. Chính quyền tỉnh,…. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng được tiến hành chặt chẽ hơn.

Quốc gia được xếp hạng tín nhiệm cao hơn cũng sẽ có nhiều cơ hội và ưu đãi khi vay vốn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là khi quốc gia đó nằm trong khu vực xếp hạng ở mức Đầu tư. Trong trường hợp hiếm hoi, mức mất khả năng trả nợ là mức xếp hạng thấp nhất.

"Xếp hạng tín nhiệm đánh giá khả năng cũng như mức độ sẵn sàng của một quốc gia trong việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ trong tương lai. Mức độ tín nhiệm càng cao thì chi phí vay càng thấp và khả năng tham gia vào thị trường càng tốt", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết.

photo-1671547446268

Tương ứng với 3 tổ chức xếp hạng, vị trí xếp hạng hiện tại của Việt Nam ở 3 điểm số khác nhau, với S&P là BB+, Moody's là Ba3, Fitch là BB. Tuy nhiên điểm chung là dù xếp hạng của tổ chức nào, mức tín nhiệm của Việt Nam vẫn đều đang ở mức Đầu cơ, dù cũng đang tiệm cận mức Đầu tư. Với S&P, chỉ còn 1 bậc nữa là Việt Nam thăng hạng lên mức Đầu tư, với Moody's là 3 bậc, còn Fitch là 2 bậc.

Xếp hạng tín nhiệm quốc tế góp phần nâng tầm doanh nghiệp

Tương tự như việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ mang về nguồn lợi cho ngân sách, xếp hạng tín nhiệm cho từng doanh nghiệp ngày càng trở thành đòi hỏi cấp thiết. Tại Việt Nam, hiện mới chỉ có số ít doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm quốc tế và những mức xếp hạng này theo quy định cũng không thể vượt quá mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên thực tế đã chứng minh hiệu quả rõ nét với doanh nghiệp khi chủ động tham gia xếp hạng tín nhiệm.

Quay trở lại với câu chuyện mà PGT Holdings đã từng đề cập tới: "Xếp hạng tín nhiệm là 1 "cấu phần" trong quá trình phát triển thị trường tài chính".

photo-1671547447547

Theo đó, đối với thị trường tài chính, thị trường trái phiếu nói chung, hoạt động XHTN sẽ giúp minh bạch thông tin, cung cấp các phân tích, đánh giá có chiều sâu về rủi ro của các chủ thể phát hành công cụ nợ, giảm thiểu sự rủi ro cho nhà đầu tư khi không tiếp cận được đầy đủ, kịp thời thông tin của tổ chức phát hành. Cùng với hoạt động kiểm toán độc lập, hoạt động XHTN sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra minh bạch, công khai, thúc đẩy thị trường vốn phát triển bền vững hơn, góp phần khơi thông các dòng vốn quan trọng của nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp được XHTN, hoạt động XHTN giúp chủ thể phát hành công cụ nợ có thể đa dạng hóa đối tượng nhà đầu tư, nâng cao hình ảnh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với công chúng đầu tư, qua đó có mức giá huy động vốn hợp lý trên thị trường. Đồng thời, XHTN cũng thúc đẩy doanh nghiệp được XHTN tuân thủ các quy định pháp lý, tự nâng cao tính minh bạch cũng như cải thiện tình hình tài chính để đạt được mức tín nhiệm ngày càng cao hơn.

Đối với nhóm đối tượng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), kết quả XHTN sẽ giúp nhà đầu tư nhận thức tốt hơn về khả năng tài chính, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp được XHTN cũng như những rủi ro liên quan để có định hướng và ra quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, hoạt động XHTN giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm một kênh thông tin, chỉ báo, một kênh so sánh để nắm bắt được tình hình thị trường, từ đó có chính sách điều hành phù hợp đối với thị trường tài chính.

Với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhờ xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp mới có thể vay vốn nước ngoài mà không cần trải qua quá trình bảo lãnh Chính phủ với thủ tục kéo dài từng lên tới hơn 4 năm.Các tổng công ty thành viên của EVN sau khi được đánh giá tín nhiệm cũng không cần phải vay lại từ tập đoàn, mà có thể tự thu xếp nguồn vốn quốc tế.

Về Ngân hàng VPBank cũng đã thu xếp được nguồn vốn vay quốc tế 300 triệu USD nhờ xếp hạng tín nhiệm. Không chỉ là tiền vay, mà quá trình đánh giá tín nhiệm còn giúp doanh nghiệp tự cải thiện nội lực.

Thêm vào đó, Moody's đã nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 8 ngân hàng lên 1 bậc và nâng 1 bậc đối với xếp hạng rủi ro đối tác bằng nội tệ, ngoại tệ và đánh giá rủi ro đối tác với 7 ngân hàng.

Các ngân hàng được cập nhật xếp hạng lần này là: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) , Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank ) và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).

Hiện tại, Việt Nam có 2 doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp phép thực hiện đánh giá tín nhiệm nhưng số lượng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm mỗi năm cũng mới chỉ chưa tới 10 hợp đồng.

Như vậy điều quan trọng là cần hình thành một văn hóa xếp hạng tín nhiệm, không chỉ ở tầm quốc gia, mà ngay tại thị trường nội địa, đối với từng doanh nghiệp, bất kể là huy động vốn trong nước hay quốc tế.

Trong năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên toàn cầu được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, Moody's, S&P đánh giá có triển vọng tích cực, với điểm cộng của Việt Nam chính là ở đà tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định vĩ mô, tuy nhiên để có thể nâng xếp hạng tín nhiệm từ mức Đầu cơ lên mức Đầu tư trong 8 năm tới, vẫn còn không ít thách thức.

S&P mới đây nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lên BB+

Việc nâng hạng xếp hạng tín nhiệm lên BB+ của S&P Global Ratings ("S&P") cho thấy kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau dịch, vị thế tăng cao và đặc biệt giúp "nâng trần" xếp hạng đối với tất cả các doanh nghiệp.

Nâng hạng xếp hạng tín nhiệm: Phản ánh đánh giá của tổ chức này về sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài. Về tiêu chí này, Việt Nam tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện.

Kết quả nâng hạng cũng phản ánh nền tảng tài khóa vững chắc được hỗ trợ bởi chi phí vay được kiểm soát ở mức hợp lý, điều hành chính sách tài khóa cẩn trọng và thanh khoản của danh mục nợ Chính phủ được cải thiện. Điều này cũng cho thấy xu hướng Chính phủ chuyển đổi dần từ vay ưu đãi nước ngoài sang huy động vốn vay trên thị trường trong nước với chi phí thấp và kỳ hạn dài hơn.

Do vậy, Việt Nam cần quan tâm đến việc mở rộng sự tiếp cận thị trường vốn quốc tế, vay thương mại quốc tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, giúp cải thiện hiệu quả chi phí huy động vốn nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của Chính phủ và DN.

Bàn về cơ hội với doanh nghiệp tại Việt Nam, trong thời gian tới, PGT Holdings (HNX: PGT) đang định hướng phát triển xếp hạng tín nhiệm.

Về định hướng phát triển bền vững

ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.

photo-1671547449058

Theo các tổ chức đầu tư, nhìn sâu vào mới thấy những yếu tố tưởng phi tài chính như ESG lại mang ý nghĩa tài chính rất lớn, vì một công ty đầu tư theo ESG là một công ty cam kết với sự phát triển bền vững. Còn nếu chỉ làm với quan điểm ăn xổi, không quan tâm ảnh hưởng môi trường, ngắn hạn có thể có tiền nhưng đường dài mang nhiều rủi ro.

Một minh chứng cụ thể về tầm quan trọng của ESG nói chung và các chỉ tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng. Tại doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT), phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

photo-1671547450242

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings luôn tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

photo-1671547451554

PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Về lĩnh vực tài chính quốc tế

PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.

PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1671547452965

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

PGT Holding hợp tác cùng SoftBank Group Corp._(Tập đoàn SoftBank), về dịch vụ "Musubu Connect".

photo-1671547454840

"Musubu Connect" cung cấp hỗ trợ kho ứng dụng cho người lao động nước ngoài đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản đối với các công ty sử dụng người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng.. Dịch vụ như công cụ học tiếng Nhật/cẩm nang sinh hoạt, hỗ trơ khám bệnh, tin tức thiên tai và chuyển tiền quốc tế, đồng thời giúp cho những người lao động nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và thu thập thông tin bằng tiếng Nhật thuận tiện hơn. Ứng dụng này còn là công cụ hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Indonesia, tiếng Anh, v.v. Ngoài ra, "Musubu Connect" được cung cấp cả bộ bằng cách cài đặt sẵn có trên điện thoại thông minh.

Với lần hợp tác này, thông qua "Musubu Connect", Công ty CP SoftBank & Công ty CP PGT JAPAN (Công ty con của PGT Holdings) mong muốn đóng góp vào sự tự lập của người lao động nước ngoài, một môi trường sống và làm việc an toàn và đảm bảo, giảm gánh nặng cho các công ty tiếp nhận và giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở Nhật Bản.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12/2022, VN-Index giảm 15,27 điểm (1,47%) về 1023,13 điểm, HNX-Index giảm 4,71 điểm (2,22%) còn 207,53 điểm, UPCoM-Index giảm 1,08 điểm (1,5%) xuống 71,03 điểm. Toàn sàn có 30 mã tăng trần, 153 mã tăng giá, 795 mã đứng giá, 547 mã giảm giá, 90 mã giảm sàn.

photo-1671547456305

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.