Nâng cao chất lượng sản phẩm của người khuyết tật để tiếp cận khách du lịch

Tiếp thị
02:22 PM 18/09/2023

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan. Đây cũng là lĩnh vực để hàng hóa, sản phẩm của người khuyết tật (NKT) hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ có thể tiêu thụ, quảng bá cho bạn bè quốc tế.

Các cơ sở sản xuất hay các trung tâm xã hội đã định hướng cho lao động người khuyết tật sản xuất ra những mặt hàng ngày càng có giá trị tiêu dùng và giá trị thẩm mỹ cao hơn. Sản phẩm của NKT hiện nay khá đa dạng, từ tranh sơn dầu, tranh thêu, mỹ nghệ nan tre, quà lưu niệm, thú nhồi bông, móc khóa, thú giấy, hoa giấy, cào cào lá tre, xâu chuỗi hạt trang trí, áo mũ đến những mặt hàng cao cấp như tranh ghép gỗ, tranh sơn dầu, tranh ghép đá quý… Thậm chí, nhiều cơ sở đã nghiên cứu, tìm hiểu các loại hình nghệ thuật từ nước ngoài phù hợp với khả năng sản xuất của NKT như gấp giấy Origami, làm búp bê gỗ Matryoshka, búp bê Yoyo, hoa đất sét, sản phẩm từ vải nỉ, chạm khắc gỗ, nghệ thuật xăm hình Henna Tattoo… và đào tạo, hướng dẫn NKT sản xuất những sản phẩm với thiết kế công phu, tỉ mỉ.

Nâng cao chất lượng sản phẩm của người khuyết tật để tiếp cận khách du lịch - Ảnh 1.

NKT trong xã hội hiện đại là những người có nhiều nghị lực, ham học hỏi, sẵn sàng tham gia vào sản xuất, làm kinh tế. Dù thời gian sản xuất của NKT dài hơn so với bình thường nhưng họ rất kỹ lưỡng trong công việc, chăm chút từng chi tiết để tạo ra sản phẩm đẹp mắt.

photo-1695005096899

Người khuyết tật đã tự tin hơn trong lao động, sản xuất

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH, từ năm 2021, Việt Nam đã có tới 800 cơ sở sản xuất của NKT với hơn 5.000 lao động là NKT. Những cơ sở, trung tâm đó đã sản xuất được các loại mặt hàng có giá trị thẩm mỹ cao, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, để lại giá trị lưu niệm cho du khách.

Các sản phẩm của NKT Việt Nam đã khẳng định được vị trí trên thương trường trong nước và quốc tế khi hàng hóa họ làm ra phần lớn đã không còn bị gọi là "tiêu thụ từ thiện", những đôi tay của người khuyết tật đã sáng tạo thành nhiều sản phẩm hết sức tinh tế, độc đáo và hữu dụng. Điều này chính là nguồn động viên, giúp họ vơi bớt mặc cảm và có thêm niềm vui trong cuộc sống. 

photo-1695005097895

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người khuyết tật Việt Nam

Theo đánh giá của nhiều du khách, đa số hàng hóa, sản phẩm do NKT sản xuất đã có thể thu hút người mua, đặc biệt là các đồ thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, trên các kênh phân phối tiêu thụ và thị trường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của NKT đã có mặt tại các chợ, trung tâm thương mại, các điểm tham quan, du lịch như: Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà, Thủ đô Hà Nội…

Năm 2023, Hội Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi Việt Nam đã giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm của NKT khi tạo điều kiện cho một số đơn vị/cơ sở sản xuất liên kết với các khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch để thực hiện bày bán sản phẩm cho du khách hoặc mang sản phẩm đi giao lưu, giới thiệu với du khách. 

photo-1695005098893

Những sản phẩm tỉ mỉ từ đôi tay tài hoa của người khuyết tật được bày bán trong khách sạn

Như điểm dừng nghỉ giữa Hà Nội - Hạ Long có lưu lượng khách du lịch qua lại khá lớn. Việc đặt gian bán sản phẩm thêu thủ công của NKT tại đây đã tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm của NKT tốt hơn, để người tiêu dùng biết những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do chính tay NKT làm ra nhiều hơn.

photo-1695005099900

Sản phẩm của Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng

Các trung tâm, mái ấm, công ty của NKT đều cố gắng tạo ra các sản phẩm không thua kém những sản phẩm cùng chủng loại bên ngoài. Nhiều người khi biết những sản phẩm như tranh giấy, móc khóa... do người khiếm thị làm, đã không giấu nổi ngạc nhiên và khâm phục nghị lực và sự khéo léo, tỉ mỉ tới từng chi tiết của sản phẩm.

Khao khát được lao động, được khẳng định mình chính là tinh thần của nhiều NKT. Họ đã và đang cố gắng làm ra các sản phẩm bằng chính khả năng của mình. Hy vọng được xã hội nhìn nhận khả năng, trân trọng thành quả lao động là mong muốn của những người lao động khuyết tật.

photo-1695005100890

Cửa hàng "sống xanh" thiết thực của những người khuyết tật

Với ý thức và cách làm đúng đắn, NKT đã được hỗ trợ nhiều hướng để tiếp cận khách du lịch. Dần dần, những NKT sẽ tạo ra được những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp thị hiếu, có được đầu ra ổn định để trở thành một nguồn thuộc hệ thống cung cấp sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao đời sống của NKT.

Hoàng Vân
Ý kiến của bạn
Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự cung tự cấp, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.