Nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế
Ngày 31/3 tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại phối hợp với Viện kinh tế Việt nam tổ chức hội thảo “Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong phát triển kinh tế”. Hội thảo có sự tham dự của nhiều lãnh đạo Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ trong việc quản trị tài chính và đầu tư.
Vai trò của DNNN thời gian qua
Theo ông Vũ Quốc Tuấn- Tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, trong những năm qua DNNN có bước phát triển vượt bậc, góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội, khẳng định vai trò then chốt và lực lượng vật chất quan trọng của quốc gia.
Hội thảo do Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại phối hợp với Viện Kinh tế Việt nam tổ chức. Ảnh Trương Hưng
Với quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, chiếm tỷ trọng thấp về số lượng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, song vẫn nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, tạo nguồn doanh thu và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Mặc dù hiện nay, số lượng DNNN không lớn chỉ chiếm khoảng 0.07% số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các doanh nghiệp trên thị trường và 30% GDP, chưa kể đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh.
Hiệu quả hoạt động của DNNN thời gian qua đã được cải thiện, thể hiện được vai trò chủ đạo trên một số lĩnh vực, tạo nguồn thu lớn cho nhà nước. Đặc biệt, vai trò chủ đạo đó đã góp phần vào công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô được tốt hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp. Việc xử lý cá dự án kém hiệu quả của ngành công thương đạt nhiều kết quả khả quan, bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ; tự chịu trách nghiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ. Nhiều DNNN phát huy tính hiệu quả, nằm trong danh sách các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp nhà nước nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra, tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu bị giảm mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thiếu hụt dòng tiền, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.
Cần đổi mới và cải cách
Để xây dựng một nền kinh tế tự chủ hùng cường, Việt Nam cần có những doanh nghiệp cả trong nước và khu vực tư nhân đủ sức lớn mạnh về quy mô, thị trường, quan trị, công nghệ, có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Với quan điểm và góc nhìn đó, cần phân tích, làm rõ thực trạng của DNNN quy mô lớn, đặc biệt là Tập đoàn kinh tế, tổng công ty để đưa ra những giải pháp quan trọng, đột phá cho các doanh nghiệp này trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ông Nguyễn Đức Trung- Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Bên cạnh những cố gắng đảm bảo vai trò của mình trong nền kinh tế, sự phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước đã và đang đặt ra một số vấn đề như: Hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn nắm giữ. Cụ thể, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 40% GDP, phần còn lại 60% GDP là đóng góp từ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, trong khi đó khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, không phù hợp với thông lệ, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế sử dụng vốn trong DNNN còn yếu kém; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn chậm trễ…
Các DNNN cần đổi mới và cải cách nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế.
Theo TS Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết: Để nâng cao hiệu quả vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước cần phải kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất. Bên canh đó, cần đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, phải đẩy nhanh việc thoái vốn, việc đầu tư ra ngoài ngành của các DNNN để các DN, tập đoàn kinh tế tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình nhằm tăng cường cạnh tranh, tạo thương hiệu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong DNNN để dẫn dắt, lan tỏa cho nền kinh tế, còn các lĩnh vực khác để tư nhân, các thành phần kinh tế khác làm.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN. Bên cạnh những DNNN làm ăn thua lỗ, vẫn có nhiều DNNN kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đội ngũ quản trị có năng lực đưa DN đi đúng hướng (như: Tổng công ty sữa (Vinamilk), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)…).
DNNN đóng vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng XHCN. Vai trò đó được thể hiện ở việc DNNN thực hiện hai nhiệm vụ là SXKD và chính trị – xã hội trong nền kinh tế. Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả, chúng ta phải đánh giá toàn diện, bao quát về DNNN trên cả hai phương diện. Để DNNN phát triển lành mạnh, làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chúng ta phải có các giải pháp đồng bộ. Đồng thời, bản thân các DNNN cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, phát huy nội lực, đủ sức dẫn dắt, chi phối các TPKT khác theo định hướng XHCN.
Trương HưngĐại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.