Nâng cao ý thức pháp luật về PCCC là tự bảo vệ mình
Đã có rất nhiều vụ cháy, nổ để lại hậu quả nặng nề về tài sản, con người. Nguyên nhân thì có nhiều, cả do chủ quan và khách quan; song nguyên nhân chủ quan, do con người vẫn là chủ yếu.
Sau thời gian dài nỗ lực phòng, chống dịch, hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã bước đầu được kiểm soát. Các địa phương, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đang khẩn trương chuẩn bị điều kiện khôi phục sản xuất. Song, yêu cầu bảo đảm an toàn cho người lao động vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: "An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".
Bên cạnh yêu cầu phòng, chống dịch, việc bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn cho người lao động, trong đó có công tác bảo đảm an toàn cháy, nổ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Vụ cháy lớn xảy ra tại một công ty may của Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày 08/04 vừa qua tuy không có thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi khoảng 200m2 nhà ăn, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác bảo đảm an toàn cháy, nổ tại nơi làm việc nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng.
Các máy móc, thiết bị "đắp chiếu" thời gian dài do dịch bệnh trước khi vận hành trở lại cần được kiểm tra kỹ lưỡng, được đánh giá toàn diện, bảo đảm an toàn, trong đó có an toàn cháy, nổ mới đi vào hoạt động.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), tình hình cháy, nổ thường xảy ra tại những cơ sở sản xuất các mặt hàng dễ cháy, nổ như: hóa chất, giấy, đệm mút, gỗ...
Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi các ca sản xuất nghỉ làm việc. Nhiều cơ sở trong các khu công nghiệp đã xây dựng từ lâu, điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy chưa được bảo đảm.
Các công trình, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy xuống cấp do đã vận hành trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, chủ các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy…
Đã có rất nhiều vụ cháy, nổ để lại hậu quả nặng nề về tài sản, con người. Nguyên nhân thì có nhiều, cả do chủ quan và khách quan; song nguyên nhân chủ quan, do con người vẫn là chủ yếu.
Bên cạnh lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ làm nòng cốt, mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động và người dân cần nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn cho chính mình và cộng đồng.
Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt trong công tác này. Như Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã nêu, cần "Chú trọng các hình thức cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân..."
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng cường công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu, thanh tra, kiểm tra, điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ".
PVTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.