Nâng “chất” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Đóng cửa thị trường ngày 4/1, chỉ số VN-Index tăng 6,55 điểm (0,57%), lên mức 1150,72 điểm; VN30-Index dừng ở mức 1156,37 điểm, tăng 11,52 điểm (1,01%). Trên sàn Hà Nội, thanh khoản đạt hơn 2.100 tỷ đồng. Chỉ số HNX-Index tăng 0,92 điểm (0,4%), lên mức 232,56 điểm; HNX30-Index dừng ở mức 495,99 điểm, tăng 0,59 điểm (0,12%).
Những cam kết phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2024
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của năm chứng khoán vừa qua là sự ra đời của sàn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tăng cường tính minh bạch cho thị trường trái phiếu, hiện nay đã có hơn 800/1000 mã trái phiếu được niêm yết và giá trị giao dịch cũng đã tăng hơn 4 lần.
Ông Trần Trọng Kiên, Phó Giám đốc Phòng thị trường trái phiếu, Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết: "Sở GDCK Hà Nội đang thực hiện giai đoạn 2 của thị trường riêng lẻ, hoàn thành trong năm 2024, cung cấp kênh kết nối trực tuyến công ty chứng khoán, thêm dịch vụ mới cho nhà đầu tư".
Hơn 111,000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn
Kỳ vọng sự hiệu quả về mặt chính sách là hoàn toàn có cơ sở, nhất là sau những thành công của năm 2023. Theo thống kê, 11 tháng 2023 đã có khoảng 64 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu với trái chủ, với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn là hơn 111,000 tỷ đồng.
Các tổ chức phát hành cũng giảm bớt áp lực phải mua lại trước hạn. Trong tháng 11 và 12 vừa qua lượng trái phiếu doanh nghiệp mua lại trước hạn chỉ khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm 2022.
Thực tế, việc giảm áp lực mua lại trái phiếu trước hạn có tác động tích cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh lượng trái phiếu đáo hạn của giai đoạn năm 2024-2025 vẫn rất lớn.
Trái phiếu vẫn được ưu tiên trong huy động vốn của doanh nghiệp
Sang năm 2024, nợ trái phiếu ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua, lên tới hơn 330 nghìn tỷ đồng, trong đó gần 1 nửa tổng nợ này là của các doanh nghiệp bất động sản. Theo các chuyên gia, trong năm nay 2024, doanh nghiệp giải quyết 3 bài toán: thứ nhất là đàm phán với các nhà đầu tư để tiếp tục gia hạn, giãn hoãn nợ. Thứ hai, nếu như nhà đầu tư không đồng ý thì phải có nguồn để thanh toán. Thứ ba là áp lực dòng tiền để tái phát triển.
Trong năm mới 2024, áp lực lớn nhất của nhiều công ty là tìm kiếm nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển tiếp tục các dự án mới. Theo đó, kênh trái phiếu vẫn được ưu tiên lựa chọn.
Kênh trái phiếu vẫn là kênh hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay trong năm 2024, thứ nhất còn tùy thuộc vào hành lang pháp lý, thứ hai là thị trường trái phiếu cái khẩu vị của nhà đầu tư trái phiếu, thứ ba là nhu cầu của doanh nghiệp. Khi những yếu tố đó hội đủ, chúng tôi sẽ lên kế hoạch.
Sự phục hồi dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc một phần không nhỏ từ sự phục hồi hoạt động kinh doanh của bất động sản. Năm nay, với nhiều tín hiệu khả quan, chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp bất động sản sẽ có năng lực trả nợ và có lãi cao hơn.
Tác động lớn nhất chính là tạo dựng niềm tin trở lại cho nhà đầu tư vào trái phiếu. Theo các chuyên gia, ít nhất trong năm nay 2024, các chính sách tín dụng ngân hàng cần hỗ trợ tiếp tục cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, Chính phủ có các chính sách đòn bẩy tài khóa thúc đẩy hỗ trợ bằng nhiều hình thức để doanh nghiệp sớm phục hồi.
Rút gọn thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng
Những chính sách hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thời gian qua đã giúp thị trường ổn định dần sau giai đoạn nhiều thách thức. Tuy nhiên, một mảnh ghép lớn của thị trường là trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Kênh trái phiếu công chúng dành cho tất cả các nhà đầu tư hiện vẫn chỉ đang chiếm vài % trong tổng số trái phiếu phát hành ra thị trường.
Theo các chuyên gia, quy trình xét duyệt phát hành cần được cải thiện cấp tiến hơn, có thể áp dụng mô hình quốc tế bằng cách nếu doanh nghiệp niêm yết có lịch sử phát hành, trả gốc lãi đầy đủ, xếp hạng tín nhiệm hàng năm... thì có thể được phê duyệt phát hành nhanh gọn hơn trong các lần phát hành sau. Phát triển song hành cả kênh trái phiếu riêng lẻ và công chúng, thì khi đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có thể đi tiếp vào giai đoạn mới 1 cách lành mạnh, hiệu quả, bền vững theo tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.
Tăng cường quản lý, giám sát
Mặc dù đã được cải thiện nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đạt như kỳ vọng, vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó có vấn đề về minh bạch thông tin, việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; việc thực hiện các cam kết với nhà đầu tư; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn, tình hình thế giới có nhiều bất ổn, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn…
Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác… đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường.
Về hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện chính sách theo hướng tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Triển khai các giải pháp thúc đẩy việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Đồng thời, Bộ cũng tiếp tục theo dõi, yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Yêu cầu các doanh nghiệp trường hợp có khó khăn trong thanh toán thì phải làm việc, đàm phán với các nhà đầu tư để thống nhất phương án cơ cấu lại trái phiếu.
Đối với hoạt động kiểm tra , giám sát, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đơn vị chức năng tổ chức đợt thanh tra, kiểm tra có trọng tâm để nâng cao chất lượng phát hành của doanh nghiệp phát hành, chất lượng cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, củng cố niềm tin nhà đầu tư. Sau kiểm tra sẽ công bố công khai rộng rãi ra thị trường về các sai phạm.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.