Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Kinh doanh
09:11 AM 18/02/2024

Dù tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm, năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã có báo cáo về tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam 30 năm qua, trong đó, Việt Nam được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới.

Theo báo cáo, từ 1990 đến 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hàng năm 5,3%, nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực ngoại trừ Trung Quốc.

Thành tích vượt trội này được thúc đẩy bởi 3 động cơ: tích lũy vốn nhanh; nguồn cung lao động dồi dào; tăng trưởng năng suất cao. Tuy nhiên, World Bank cũng lưu ý, để duy trì kỳ tích kinh tế này, chiếc chìa khóa Việt Nam cần nắm chắc là tăng trưởng năng suất.

Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực- Ảnh 1.

Dù năng suất lao động Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn ở ngưỡng thấp so với khu vực - Ảnh: Internet

Năng suất lao động của Việt Nam đã tăng 64% trong giai đoạn 2010-2020, nhanh hơn tất cả quốc gia cùng khu vực, chủ yếu nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dòng vốn FDI lớn. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng này, mức năng suất lao động vẫn thấp hơn nhiều các nước đồng cấp.

Theo số liệu của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năm 2020, giá trị sản xuất mỗi giờ lao động của người Việt Nam chỉ đạt 6,4 USD, so với 14,8 USD ở Thái Lan và 68,5 USD ở Singapore.

Thêm vào đó, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trung bình ở cấp doanh nghiệp chỉ tăng dưới 2% trong giai đoạn 2014-2018, thấp hơn mức của nhiều nền kinh tế Đông Á (dữ liệu của IMF năm 2022). Bên cạnh đó, theo World Bank, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, nhưng chủ yếu nhờ FDI, ít tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp nội địa.

Để cải thiện, World Bank cho biết, có thể tăng năng suất lao động qua 3 kênh, trong đó, đặc biệt tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Ở kênh đầu tiên, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp hiện có, bao gồm cải thiện các hoạt động quản lý, áp dụng công nghệ mới và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và tài chính.

Tiếp theo, Việt Nam cần tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp và ngành từ nhóm kém hiệu quả sang hiệu quả hơn; và cho phép các doanh nghiệp có năng suất cao hơn, chủ yếu là các công ty khởi nghiệp đổi mới, tham gia và các doanh nghiệp năng suất thấp thoát khỏi thị trường.

Theo World Bank, trọng tâm là phải tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp đổi mới. Các công ty này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm chất lượng cao, tạo ra thị trường mới và phá vỡ thị trường hiện có, từ đó thúc đẩy năng suất của khu vực tư nhân.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách

Trong ngày hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.