Nền kinh tế số 1 thế giới tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa trầm trọng
Các kệ hàng ở nhiều tạp hóa và siêu thị tại Mỹ lại trống trơn trong khi các cửa hàng đang phải vật lộn để nhanh chóng bổ sung các hàng hóa thiết yếu hàng ngày như sữa, bánh mì, thịt, thực phẩm đóng hộp, chất tẩy rửa...
Sau hai năm đối mặt với đại dịch và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, các cửa hàng tạp hóa và siêu thị tại Mỹ vẫn chưa thể phục hồi như mong đợi. Thay vào đó, họ đang phải đối mặt với một loạt những trở ngại mới khác.
Nhiều người dân khi đi đi mua sắm đã thể hiện sự thất vọng trên mạng xã hội trong vài ngày qua. Họ đăng ảnh trên Twitter về những kệ hàng trơ trọi tại các địa điểm của Trader Joe, cửa hàng Giant Foods và Publix, cùng nhiều cửa hàng khác.
Một trong những nguyên nhân chính khiến các cửa hàng và siêu thị không đủ nguồn cung hàng thiết yếu là do ảnh hưởng nặng nề từ biến thể dễ lây lan Omicron, dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự vận chuyển và hậu cần. Điều này đã tác động tiêu cực đến việc phân phối sản phẩm và dự trữ các kệ hàng trên toàn nước Mỹ.
Giám đốc điều hành của các hãng cung ứng thực phẩm lớn như Albertsons, Vivek Sankaran, thừa nhận rằng nhiều loại mặt hàng đang bị khan hiếm. Biến thể Omicron đã gây áp lực lên những nỗ lực lấp các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng. Dự kiến, sẽ có nhiều thách thức về nguồn cung hơn trong vòng 4 đến 6 tuần tới.
Theo Hiệp hội Cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đang hoạt động với lực lượng lao động ít hơn bình thường khoảng 50%. Và khi đại dịch kéo dài, nhiều công nhân ngành thực phẩm quyết định không quay lại công việc với mức lương ít ỏi của họ nữa.
"Trên thực tế, tình trạng thiếu lao động tiếp tục gây áp lực lên tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp thực phẩm", Phil Lempert, nhà phân tích chuyên ngành của SuperMarketGuru.com, cho biết.
Ngoài ra, tình trạng thiếu nhân công vận tải cũng làm chậm chuỗi cung ứng và khả năng bổ sung kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa. Các vấn đề giao thông vận tải nội địa và tắc nghẽn tại các cảng của quốc gia cũng khiến việc cung ứng hàng hóa trở nên chậm trễ.
Các kệ trống tại Trader Joe's trên Phố Spring ở Thành phố New York. (Ảnh: CNN)
Cùng với đó, vấn đề thời tiết khắc nghiệt và điều kiện đi lại nguy hiểm ở vùng Trung Tây và Đông Bắc nước Mỹ cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng thiếu hàng nhiều hơn.
Chưa kể đến biến đổi khí hậu, một mối đe dọa đang diễn ra nghiêm trọng và lâu dài hơn đối với nguồn cung cấp lương thực. Hỏa hoạn và hạn hán đang gây hại cho các loại cây trồng như lúa mì, ngô, đậu tương ở Mỹ và cà phê ở Brazil khiến giá hàng hóa tăng cao và thiếu hụt về số lượng.
Không những thế, đại dịch đang dần thay đổi thói quen ăn uống của người dân. Phil Lempert cho biết đại dịch đang góp phần làm cho nguồn cung thực phẩm bị suy yếu nên ngày càng nhiều người nấu nướng và ăn uống tại nhà hơn.
"Chúng tôi không muốn tiếp tục ăn những món giống nhau và đang cố gắng thay đổi cách nấu ăn tại nhà. Để làm được điều đó, thậm chí chúng tôi còn mua nhiều thực phẩm hơn trước". Sự thiếu hụt cũng khiến việc mua thực phẩm ngày càng đắt đỏ hơn vào năm 2022.
Lempert cho rằng, các cửa hàng tạp hóa chắc chắn nhận thức được những kệ hàng trống rỗng và đang cố gắng giảm thiểu tình trạng mua hàng trong hoảng loạn, điều này chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Họ đang cải thiện điều này bằng cách đưa ra số lượng có hạn của mỗi sản phẩm nhằm ngăn chặn tình trạng tích trữ và kéo dài nguồn cung giữa các lần giao hàng.
Tham khảo: CNN
Khánh HuyềnMạng lưới khách hàng của các nhà băng đã được mở rộng rất nhanh trong những năm qua. Nhờ chuyển đổi số, nhiều ngân hàng tư nhân đã đạt hơn 10 triệu khách hàng, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc đua mở rộng thị phần ngoài nhóm Big 4.