Nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng hai con số, thúc đẩy chủ yếu nhờ thương mại điện tử, du lịch trực tuyến với tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 16% và 36 tỷ USD năm 2024…
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á có chủ đề: “Lợi nhuận trên đà tăng trưởng, khai thác lợi thế của khu vực Đông Nam Á” của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số với tổng giá trị hàng hóa dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD.
Hai lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là động lực thúc đẩy chính phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Cụ thể, năm 2024, riêng ngành thương mại điện tử đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ, với tổng giá trị hàng hóa chạm mốc 22 tỷ USD. Còn du lịch trực tuyến cũng chứng kiến mức tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD cho năm 2024.
Ở lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2024, GMV ngành truyền thông trực tuyến tại Việt Nam trên đà chạm mốc 6 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt mức 11 tỷ USD vào năm 2030.
Với thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn với các hãng xe nội địa và xe điện (EV). GMV của Việt Nam cho hai lĩnh vực vận tải và thực phẩm dự kiến đạt 4 tỷ USD (tăng trưởng 12%) trong năm nay. Không chỉ vậy, lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang trải qua thời kỳ cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của các hãng xe nội địa và xe điện. Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, dự kiến sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện.
Báo cáo nhận định, nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và sự tiến bộ của công nghệ.
Trong đó, Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng trong năm, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
Việt Nam đang nhanh chóng tiến tới các hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo. Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của Chính phủ đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi sử dụng không tiền mặt.
Minh An (t/h)Ngày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".