Nền kinh tế số Việt Nam nằm trong top đầu ASEAN về tốc độ phát triển

Diễn đàn
04:56 PM 25/05/2022

Đó là thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 với chủ đề "Hiệp lực chuyển đổi số" do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 25/5, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, kinh tế số đang có nhiều đóng góp quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và ở nhiều quốc gia. Trước xu hướng này, nhiều quốc gia nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế số và ban hành các chiến lược phát triển của riêng mình từ rất sớm trong đó có Việt Nam.

Cũng theo ông Khoa, sự nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số đang cho thấy những tín hiệu tích cực nhưng cần có quy hoạch và kết hợp bài bản hơn nữa. Trong những năm qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế số của Việt Nam luôn nằm trong top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển.

Nền kinh tế số Việt Nam nằm trong top đầu ASEAN về tốc độ phát triển - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025.

Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số Công nghệ thông tin và Viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Chủ tịch VINASA nhấn mạnh: Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực phải đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, con số tương ứng là 30% GDP và tỷ trọng trong từng lĩnh vực là 20%. 

Thảo luận tại diễn đàn, các chuyên gia quốc tế cũng đánh giá cao cơ hội của Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Theo ông David Wong Chủ tịch Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO), châu Á chiếm 60% người dùng Internet toàn cầu và thương mại điện tử khu vực đã tăng gần gấp đôi. Chuyển đổi số đã thay đổi khu vực châu Á và tạo ra hàng loạt các thế hệ mới. "Việt Nam cũng đang trong vị thế chưa từng có để đón nhận được các cơ hội tuyệt vời khi có thế hệ mới tài năng cũng như khát khao để hội nhập với thế giới", ông David Wong đánh giá.

Hiện tại, chương trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang chuyển dần từ chính sách sang triển khai thực tế. Điều đó được chứng minh khi 2 năm thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biết một các rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế. Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu tài chính, dữ liệu đất đai, dữ liệu về bảo hiểm… cùng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.