Nền kinh tế Việt Nam cuối năm 2022: Vào giai đoạn "Nước rút" để "Về Đích"
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/10/2022, VN-Index tăng 26,12 điểm (2,42%) lên 1.104,26 điểm, HNX-Index tăng 6,51 điểm (2,76%) đạt 242,12 điểm, UPCoM-Index tăng 1,41 điểm (1,71%) lên 83,79 điểm.
Toàn sàn có 70 mã tăng trần, 594 mã tăng giá, 749 mã đứng giá, 175 mã giảm giá và 23 mã giảm sàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quý cuối cùng năm 2022 là thời gian "nước rút" để "về đích" với nỗ lực đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2022 và tạo đà cho năm 2023.
Sáng 1-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 tỉnh, TP và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022.
Hội nghị nhằm đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và chín tháng năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công và triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình, đánh giá cao báo cáo và ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương và đại biểu; biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và đúng chủ đề năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".
Đối với các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý kịp thời, hiệu quả, tháo gỡ các vướng mắc để khơi thông, thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp, khó đoán định, chưa có tiền lệ với nhiều rủi ro cả trong ngắn, trung và dài hạn. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Kinh tế vĩ mô ổn định; kinh tế tăng trưởng khá; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được đảm bảo; dịch COVID-19 được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc. Đáng chú ý, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài được giải quyết các vướng mắc trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém đã được tháo gỡ…
Cùng với đó, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chủ động, quyết liệt xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, với tổng số giải ngân đạt gần 60,8 nghìn tỉ đồng. Thủ tướng đã ban hành Quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của Chương trình cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương với tổng số vốn 147.138 tỉ đồng cho 94 nhiệm vụ, dự án.
Đối với ba Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 66 văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; hầu hết các địa phương đã xây dựng, hoàn thiện văn bản quản lý, điều hành; 47/52 địa phương hoàn thành giao kế hoạch vốn.
"Các vấn đề tồn đọng kéo dài đã và đang được xử lý hiệu quả; công việc thường xuyên được thúc đẩy; đặc biệt, nhiều vấn đề phát sinh, đột xuất, bất ngờ đều được xử lý kịp thời, hiệu quả" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết các tổ chức quốc tế đều đánh giá tích cực về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên Thủ tướng cũng nhìn nhận còn không ít những hạn chế như, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn còn tiềm ẩn những rủi ro; việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cao; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm. Diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp, tiêm vaccine chậm…
Thêm vào đó tình hình đầu tư phát triển được tổng hợp từ tổng Cục Thống Kê.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2022 theo giá hiện hành ước đạt 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 544,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.227,1 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% và tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 358,3 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% và tăng 16,3%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,75 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2022 có 80 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 347,4 triệu USD, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 50,9 triệu USD, giảm 87,9%. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 398,3 triệu USD, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động của doanh nghiệp
Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng 9, cả nước có 11.466 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,8% so với tháng trước; tăng 194,1% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước còn có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021; có 2.935 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 21,9% và tăng 31%; có 4.187 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6% và tăng 66,9%; có 1.516 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 150,2%.
Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 163,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: Có 38,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2022; 36,0% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%.
Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
Tính đến thời điểm 20/9/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,95%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,04% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,28%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,17%).
Thị trường bảo hiểm tiếp tục đạt mức tăng mức tăng trưởng ổn định. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ ước tăng 17%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng 18%.
Trong 9 tháng năm 2022, trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.743 tỷ đồng/phiên, giảm 14,5% so với bình quân năm trước; thị trường trái phiếu giá trị giao dịch bình quân đạt 9.326 tỷ đồng/phiên, giảm 18,2%; thị trường chứng khoán phái sinh khối lượng giao dịch đạt 30,4 triệu chứng quyền/phiên, tăng 43% so với bình quân năm 2021 và giá trị giao dịch đạt 26,28 tỷ đồng/phiên, giảm 63%.
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, trong đó đẩy mạnh việc tiêm vaccine; không để tiếp diễn tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ở một số nơi như vừa qua.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và ba chương trình mục tiêu quốc gia.
"Việc thúc đẩy giải ngân vừa tạo công ăn, việc làm, tạo dư địa cho phát triển, tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, giảm lạm phát, giảm áp lực cho chính sách tiền tệ..." - Thủ tướng giải thích.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách hành chính, lập quy hoạch; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…
Đăc biệt quay trở lại với góc nhìn của 1 doanh nghiệp cụ thể: chia sẻ về góc nhìn đầu tư giai đoạn cuối năm 2022, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra quan điểm:
Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong tuần giao dịch tới do rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."
Bên cạnh đó, cuối năm 2022 cũng chính là giai đoạn nước rút của mỗi doanh nghiệp. PGT Holdings (HNX: PGT) cũng đang nỗ lực với các dự án đang hợp tác và triển khai. Đáng chú ý là sự kiện:
Trong ngày 29/9/2022 vừa qua, PGT Holdings vô cùng hân hoan và vinh dự khi đã thành công ký kết thỏa thuân hợp tác cùng Liên Đoàn Quần Vợt TP. Hồ Chí Minh (và đây là tiền đề để 2 bên có buổi Lễ ký kết chính thức vào ngày 22/10/2022 sắp tới).
Tại lần hợp tác này PGT Holdings luôn nhấn mạnh ý nghĩa: Để tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Bên cạnh đó, PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và cầu thủ yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu (tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.)
Đặc biệt là liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Ngoài ra theo kế hoạch năm 2022, các vận động viên sẽ tham gia giải trẻ được tổ chức bởi Hiệp Hội Quần Vợt Thế Giới. Cụ thể là giải J5 tại Thái Lan và Indonesia, PGT Holdings sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ các bạn vận động viên trẻ, thông qua tài trợ vé máy bay, bảo hiểm, vé tham dự, chi phí khách sạn, ăn uống, di chuyển… để giúp các bạn yên tâm rèn luyện và đạt mục tiêu đề ra để mang vinh quang về cho Tổ Quốc.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/10/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 3,800 – 10,000 VNĐ.
Do đó, mã PGT là một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân gia tăng tỷ trọng trong dài hạn.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.