Nếu tiếp tục cho trẻ ăn 10 loại thực phẩm sau nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ là điều không tránh khỏi
Phần lớn trẻ em đều thích đồ ăn vặt và thật khó có thể cưỡng lại những mùi vị hấp dẫn này. Tuy nhiên, có những thứ dù trẻ có thích mấy cũng không nên cho ăn nhiều, bởi nó có thể khiến trẻ bị dậy thì sớm, cha mẹ cần chú ý.
1. Bánh snack
Các loại bim bim, bánh phồng tôm có mùi vị rất ngon, giòn giòn ăn rất thích, hầu như đứa trẻ nào cũng thích. Món ăn này thường được chiên kỹ, thêm nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu để trẻ ăn thường xuyên, nó sẽ khiến trẻ bị dậy thì sớm.
2. Đồ ăn đậm đà hương vị
Có rất nhiều món ăn vặt được tẩm ướp rất nhiều loại gia vị thơm ngon, được cả người lớn và trẻ nhỏ ưa chuộng, chẳng hạn như các loại dải cay. Đặc điểm của chúng là có vị đậm đà, thơm, rất ngon. Tuy nhiên, phần lớn các dải cay đều được thêm nhiều chất phụ gia, không có lợi cho trẻ.
3. Nước ngọt
Nước ngọt thường được nhiều phụ huynh mua tích trữ trong nhà. Đồ uống có ga, nước trái cây đóng hộp… tuy rất ngon miệng, nhưng chúng chứa nhiều đường hóa học, chất phụ gia, bột màu. Nếu trẻ uống những loại nước giải khát này trong thời gian dài sẽ gây dậy thì sớm.
4. Xúc xích, thịt hộp
Mặc dù xúc xích hay thịt hộp đều là sản phẩm từ thịt, nhưng vì đã qua chế biến nên các chất dinh dưỡng đã bị mất đi, một lượng lớn chất nitrit được tạo ra. Nếu để trẻ ăn thực phẩm này trong thời gian dài, không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
5. Mì ăn liền
Mì tôm rất tiện lợi, đôi khi vì quá bận rộn mà cha mẹ để trẻ ăn thường xuyên. Món ăn này tuy có mùi vị ngon, nhưng nó được chiên ngập dầu, chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, không có dinh dưỡng. Trên thực tế, cơ thể người trưởng thành cần ít nhất 1 tuần để tiêu hóa một gói mì ăn liền. Vậy nên, nếu trẻ ăn mì gói quá nhiều trong thời gian dài, cơ thể trẻ sẽ phát triển sớm.
6. Rau củ trái mùa
Các loại rau quả trái mùa, đa phần được thúc chín như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam…. Việc ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ trái cây là khả năng rất cao mắc bệnh dậy thì sớm ở khi trẻ em ăn vào.
7. Phần thịt cổ gia cầm
Thịt vùng cổ của gà, vịt, ngan, ngỗng là thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ nhỏ và vị thành niên ăn. Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều ăn thức ăn "tăng trọng" bằng thức ăn có chứa nhiều thuốc kích thích tăng trưởng. Mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.
8. "Siêu" thực phẩm
Một số phụ huynh thường nghĩ mình mình phải bồi bổ cho con những thực phẩm bổ nhất. Vì vậy, những món "siêu" thuốc bổ vốn chỉ dành cho người lớn cũng được phụ huynh cho con nhỏ sử dụng như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, long nhãn, vải khô, sa sâm…
Theo các chuyên gia Đông y, những thuốc bổ đặc biệt này đều sẽ có những tác động lớn đến môi trường nội tiết bình thường, dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Những thực phẩm khác như: nhộng, kê gà, nhau thai, mật ong, sữa ong chúa, sữa non, phấn hoa bổ sung dinh dưỡng… thường chứa các hormone giới tính cao.
9. Nội tạng động vật
Khi bạn nấu các món ăn bổ dưỡng cho trẻ như món canh hay súp chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật phải đặc biệt lưu ý về số lượng, trọng lượng và chủng loại.
Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn "kích thích" phát triển ở mức độ cao. Bát canh hay cháo đó chứa hormon tuyến giáp, tuyến sinh dục… sẽ được gửi nhanh vào cơ thể trẻ, tạo ra một liều thuốc thúc đẩy dậy thì sớm vô cùng nhanh chóng và không cần thiết.
10. Thực phẩm chức năng
Có nhiều phụ huynh tin vào những lời quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ cao lớn hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.
Điều này không phải là sai vì có những loại thực phẩm trẻ ăn vào "trông có vẻ" cao lớn hơn thật. Tuy nhiên, đáng tiếc là trẻ chỉ phát triển sớm hơn các bạn trong giai đoạn uống thuốc trước dậy thì, sau đó thì sẽ chững lại và không lớn nữa.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ muốn ăn vặt, nhưng tránh dậy thì sớm?
- Đồ ăn vặt có nguồn gốc tự nhiên
Có nhiều món ăn vặt được làm thủ công, hoàn toàn từ các nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản. Tuy chúng có giá đắt hơn một chút, nhưng đều là thực phẩm an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ.
- Tự tay làm đồ ăn vặt cho trẻ
Cha mẹ hoàn toàn có thể tự làm đồ ăn vặt cho trẻ như các loại kẹo dẻo, bánh bằng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thậm chí màu sắc có thể ép từ các loại rau củ quả. Việc cha mẹ tự làm đồ ăn vặt sẽ khiến cho trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ nhiều hơn.
- Dùng trái cây thay cho đồ ăn vặt
Chúng ta đều biết ăn vặt nhiều không tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ, thậm chí còn làm trẻ dậy thì sớm. Nhưng trái cây rất có lợi cho cơ thể, khi trẻ biếng ăn, cha mẹ cũng có thể dùng trái cây thay cho bữa phụ. Việc cho trẻ ăn nhiều hoa quả cũng có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Khi cho trẻ ăn vặt, cha mẹ cần chú ý 3 điều
- Không ăn trước bữa ăn
Mặc dù chế độ ăn hoàn toàn tự nhiên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của trẻ nhưng cha mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, ăn không ngon miệng.
- Không nên ăn quá nhiều đồ ăn lạnh
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ tự tay làm kem vì trẻ em hầu như đều thích ăn. Tuy nhiên, kem là một món ăn lạnh, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, tránh làm tổn thương lá lách và dạ dày.
- Tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt cho trẻ biếng ăn
Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được. Hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.
P. Thủy (T/H)Theo WB, lộ trình chuyển đổi sang xe điện ở Việt Nam cần tập trung ở 5 trụ cột: sản xuất xe điện, kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, đảm bảo nguồn cung điện, đào tạo nhân lực chất lượng cao.