Nga khôi phục chương trình thăm dò Mặt trăng

Quốc tế
03:20 PM 13/04/2022

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ khôi phục chương trình nghiên cứu Mặt trăng, đồng thời sẽ phóng tàu thám hiểm Luna-25 vào quý III năm nay.

Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm sân bay vũ trụ Vostochny Cosmodrome, thuộc vùng Viễn Đông của Nga, cùng Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thị sát công trình xây dựng trạm chỉ huy và khu vực phóng của sân bay, cũng như xem xét tổng thể công trình từ trực thăng.

Nga khôi phục chương trình thăm dò Mặt trăng - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Hãng thông tấn Nga TASS

Chuyến thăm diễn ra nhân ngày kỷ niệm các nhà du hành vũ trụ của Nga và Liên Xô cũ (12/4). Đây là ngày phi hành gia Yuri Gagarin có chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ năm 1961.

Tại chuyến thị sát này, ông Putin phát biểu: “Chúng ta sẽ khôi phục chương trình thăm dò Mặt trăng bằng việc phóng tàu robot tự động Luna-25 từ Vostochny Cosmodrome”.

Theo vị Tổng thống nước Nga cho biết, Nga dự định tiếp tục phát triển loại tàu không gian chở hàng thế hệ mới và công nghệ năng lượng hạt nhân vũ trụ.

“Đến quý III năm 2022, trạm vũ trụ Luna-25 phải được hoàn thiện. Chúng ta liệu có kịp vào quý III hay không?”, ông Putin hỏi ông Dmitry Rogozin, CEO Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga.

Ông Rogozin ngay sau đó xác nhận việc này hoàn toàn nằm trong dự kiến. Thời gian phóng theo kế hoạch là trong quý III.

Vostochny là sân bay hàng không vũ trụ dân dụng đầu tiên của Nga, nằm gần thành phố Tsiolkovsky thuộc tỉnh Amur, vùng Viễn Đông. Khu tổ hợp vũ trụ này được thành lập theo sắc lệnh của ông Putin năm 2007.

Trong giai đoạn xây dựng đầu tiên (2012-2016), một tổ hợp phóng cho tên lửa Soyuz-2 đã được hoàn thành. Giai đoạn hai đang được triển khai với việc xây dựng thêm một tổ hợp phóng cho dòng tên lửa Angara-A5. Hoạt động xây dựng dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2022.

Hoài Thương (Theo hãng thông tấn Nga)
Ý kiến của bạn
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.