Ngân hàng cảnh báo loạt thủ đoạn lừa đảo mùa mua sắm cuối năm
Ngân hàng cho biết, thời điểm cận Tết hằng năm luôn là thời điểm khách hàng có nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến, đặc biệt là các giao dịch mua sắm trực tuyến. Đây cũng là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Nhiều ngân hàng mới đây đã cảnh báo khách hàng cần cảnh giác tới các thủ đoạn lừa đảo, đánh cắp thông tin dịp cuối năm.
Techcombank cho biết, một số phương thức lừa đảo cũ nhưng gần đây đã xuất hiện trở lại. Theo đó, khách hàng có thể nhận được tin nhắn SMS thông báo về việc Ngân hàng yêu cầu cập nhật phần mềm, kèm theo đường link cập nhật. Khi Click vào đường link trong SMS, khách hàng sẽ được dẫn tới trang web giả mạo có logo của ngân hàng và được yêu cầu nhập các thông tin xác minh danh tính và tài khoản Ngân hàng điện tử. Nếu thực hiện bước trên, thông tin cá nhân của người dùng rất có thể đã bị đánh cắp. Đối tượng lừa đảo sẽ dùng thông tin đó để chiếm đoạt tài khoản.
Tương tự, khách hàng cũng có thể nhận được các tin nhắn trên mạng xã hội, giả danh người bán hàng, tổ chức xã hội, từ thiện,…với cùng thủ đoạn.
Techcombank khuyến nghị các thông tin bảo mật của tài khoản như số CMND, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu, OTP,….cần được cân nhắc kỹ trước bất cứ yêu cầu khai báo nào. KH chỉ giao dịch và đăng nhập tại trang web chính thức của ngân hàng và ứng dụng được download trực tiếp từ App Store hoặc Google Play. Các tin nhắn do Techcombank gửi đi thì tên người gửi luôn là "Techcombank".
Trong khi đó, Vietcombank cũng cho biết, thời điểm cận Tết hằng năm luôn là thời điểm khách hàng có nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến, đặc biệt là các giao dịch mua sắm trực tuyến. Đây cũng là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Đối tượng lừa đảo có thể tìm cách lấy cắp các thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng, từ đó truy cập và chiếm đoạt tiền từ tài khoản. Một số thủ đoạn phổ biến đã được ghi nhận như: Giả mạo website/Fanpage của ngân hàng và gửi đường link giả mạo để khách hàng nhập thông tin;Lừa khách hàng cài đặt phần mềm gián điệp; Giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát… và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin…
Nhà băng này nhấn mạnh, Vietcombank không bao giờ gửi đường link hoặc liên hệ với khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này.
Bên cạnh thủ đoạn lấy cắp thông tin, nhiều đối tượng còn có các thủ đoạn lừa đảo khách hàng tự chuyển tiền. Chẳng hạn, kẻ gian giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát, nhân viên bưu điện, viễn thông, giao hàng… yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian.
Do đó, khách hàng cần nâng cao cảnh giác, xác định chính xác thông tin của người liên hệ, không thực hiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Đồng thời, khách hàng báo cho cơ quan Công an/cơ quan chức năng nơi gần nhất nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ.
Thu ThủyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.