Ngân hàng Citigroup - Mỹ chuyển khoản “nhầm” 900 triệu USD cho đúng chủ nợ

Quốc tế
10:42 AM 16/08/2020

Ngân hàng Citigroup sau khi “chuyển nhầm” 900 triệu USD đã ra sức yêu cầu các chủ nợ của hãng mỹ phẩm Revlon hoàn trả lại tiền. Sự việc được cho là do "sai sót của nhân viên".

Theo Bloomberg, nhóm doanh nghiệp này cho Revlon vay hồi năm 2016. Tuy nhiên, ngày 13/8 một số chủ nợ của đại gia hãng mỹ phẩm Revlon đã tỏ ra bất ngờ vô cùng khi được nhận lại cả vốn lẫn lãi.

Ngay sau đó, các quan chức Citi liên hệ với các chủ nợ của Revlon, đòi lại số tiền 900 triệu đã chuyển khoản. Citi khẳng định "chuyển nhầm" số tiền khổng lồ này vì một "sai sót của nhân viên". Đây là nhầm lẫn tai hại – một "lỗi đánh máy" như Citi  nói với nhóm chủ nợ – đã đẩy Ngân hàng này vào cuộc chiến giữa đế chế của tỷ phú Perelman và nhóm quỹ đầu tư sắc bén - chủ nợ của Revlon.

Revlon cũng khẳng định không ủy nhiệm Citi thanh toán số tiền nợ trên. Đến nay Citi mới chỉ đòi lại được chưa đến 50% số tiền 900 triệu USD trên. Một số chủ nợ, bao gồm Brigade, HPS và Symphony, không chịu chuyển tiền lại cho Citi. Các công ty này cho rằng lẽ ra Revlon phải trả nợ từ lâu.

Cại gia hãng mỹ phẩm Revlon đã tỏ ra bất ngờ vô cùng khi được nhận lại cả vốn lẫn lãi qua chuyển khoản từ Citibank

Các đại gia hãng mỹ phẩm Revlon đã tỏ ra bất ngờ vô cùng khi được nhận lại cả vốn lẫn lãi qua chuyển khoản từ Citibank. Ảnh: St

Một chuyên gia tài chính có liên quan đến vụ việc này đã mô tả việc chuyển tiền nhầm giống như "nhặt được tiền rơi trên đường". Và tính tới cuối ngày 14/08, một vài quỹ đầu cơ – những người cáo buộc Revlon không thể thanh toán khoản nợ – dường như không muốn trả lại Citi khoản tiền này.

Trong thời gian qua, Revlon lao đao vì doanh số sụt giảm. Đại gia mỹ phẩm không thể cạnh tranh được với đối thủ Estee Lauder và hàng loạt nhà sản xuất nhỏ chuyên tận dụng mạng xã hội để lôi kéo khách hàng. Gã khổng lồ mỹ phẩm này đã bị giáng đòn nặng nề vì đại dịch và đang cố gắng tái cơ cấu khoản vay 3 tỷ USD.

Ngày 12/8, ngân hàng UMB thay mặt các chủ nợ đâm đơn kiện Revlon. UMB tố cáo Revlon đã chuyển các tài sản có giá trị tới những nơi ngoài tầm với của nhóm chủ nợ trên. Các chủ nợ cũng cho rằng trên thực tế, Revlon đã vỡ nợ.

Việc chuyển nhầm lần đầu tiên được LevFin Insights đưa tin. Revlon cho biết họ sẽ chống lại vụ kiện "vô ích" của UMB và ngân hàng không có tư cách kiện vì họ không phải là đại diện cho khoản vay.

"Nhóm chủ nợ này đã nhiều lần viện đến những cáo buộc vô căn cứ nhằm cố gắng làm giàu cho bản thân họ và gây tổn hại cho công ty bằng cách ngăn chặn Revlon thực hiện các quyền theo hợp đồng để đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho chiến lược xoay chuyển tình thế của chúng tôi và vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19," Revlon nói trong một tuyên bố trước đó.

Tâm Tâm
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.