Ngân hàng CSXH Châu Thành – Kiên Giang: 20 năm xây dựng và phát triển
“Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Châu Thành luôn là đơn vị cố gắng phấn đấu và đảm nhiệm tốt vai trò phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” - Đó là chia sẻ thực tế của đồng chí Đỗ Ngọc Long - Giám đốc NHCSXH Châu Thành.
Hết lòng phụng sự, đồng hành cùng người dân trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương
Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Trong những năm qua, huyện Châu Thành đã tích cực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) và thu được kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân hàng năm từ 0,7 - 0,8%, đến cuối năm 2021 số hộ nghèo còn 880 hộ, chiếm tỷ lệ 2.15% (2).
Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đảm bảo dân chủ, công khai và minh bạch.
Bên cạnh đó hoạt động tại các Điểm giao dịch xã của Ngân hàng CSXH đã tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, công sức của người vay, đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai với cách thức "giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã". Cùng với đó là mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn được xây dựng trên 100% ấp, khu phố,... trên địa bàn huyện.
Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao (Chương trình cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc làm), đến nay trên địa bàn huyện tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện 18 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân uỷ thác cho Ngân hàng CSXH thực hiện. Sau 20 năm, nhờ nguồn vốn ưu đãi đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, tăng đàn gia súc, gia cầm, khôi phục các ngành nghề truyền thống, giúp cho trên 12 ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn ưu đãi cũng đã góp phần giúp cho trên 9 ngàn lượt hộ nghèo vay vốn làm ăn vươn lên thoát nghèo, 1.500 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà cửa dột nát; 10 căn nhà ở xã hội; xây dựng được 16.762 công trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo chuẩn quốc gia; trên 2.000 học sinh, sinh viên là các con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính được vay vốn cho con đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề, trên 2.000 lao động được vay vốn tạo mới, duy trì và mở rộng việc làm...
Tổng doanh số cho vay là 823.686 triệu đồng, với 59.739 lượt hộ vay vốn, bình quân đạt 43 tỷ đồng/năm. Tổng doanh số thu nợ là 507 tỷ đồng, bình quân thu nợ 27 tỷ đồng/ năm, góp phần tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng các chương trình tín dụng chính sách. Tổng dư nợ đến 30/6/2022 đạt 307,6 tỷ đồng, tăng 301,1 tỷ đồng (tăng gấp 46 lần) so với thời điểm nhận bàn giao; với 12.607 hộ vay vốn; dư nợ bình quân 24 triệu đồng/hộ.
Xử lý nợ được thực hiện thường xuyên, quyết liệt, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ và tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khắc phục khó khăn, tiếp tục có vốn để sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn đầu tư cho tín dụng chính sách xã hội thời gian qua không ngừng được tăng lên; Cơ cấu nguồn vốn đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn tự huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương chuyển sang để cho vay, giảm dần nguồn vốn từ Trung ương chuyến về thể hiện rõ chủ trương "đa dạng hóa nguồn lực" với phương châm "Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhân dân cùng làm" và "Trung ương và địa phương cùng làm".
Tập trung huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Đầu năm 2003, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện là 6,5 tỷ đồng, sau gần 20 năm hoạt động, Ngân hàng CSXH đã chủ động khai thác, tranh thủ các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, cụ thể: Tính đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn đạt 341 tỷ đồng, tăng 335 tỷ đồng so với đầu năm 2003.
Đồng chí Đỗ Ngọc Long đã nhấn mạnh: "Qua 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng CSXH đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện; tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng"
Hội nghị tổng kết gần đây nhất đã chỉ ra các khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Vì thế, cần sự đồng lòng của tất cả các cấp chính quyền cũng như toàn thể cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Châu Thành cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Đồng chí Đỗ Ngọc Long cũng chỉ ra các mục tiêu cần thực hiện trong thời gian sắp tới để nâng cao hiệu quả công việc như: Tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng CSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phù hợp với nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng CSXH để phát triển theo hướng tự chủ, ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước cho các đối tượng chính sách theo quy định. Đảm bảo 100% đối tượng chính sách xã hội đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát huy hiệu quả theo mục tiêu các chương trình tín dụng.
Hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị về thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo hướng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng và hiện đại hóa công tác quản trị điều hành của Ngân hàng CSXH. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù những năm gần đây kinh tế cả nước cũng như địa phương gặp khó khăn do tình hình suy giảm kinh tế chung, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng việc triển khai chính sách tín dụng vẫn luôn được đảm bảo góp phần không nhỏ thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng Nông thôn mới.
Việt DũngTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.