Ngân hàng CSXH tỉnh Lai Châu: Phát huy vai trò trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Địa phương
09:21 AM 12/09/2022

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí quan trọng về chính trị - kinh tế, an ninh quốc phòng. Với xuất phát điểm là tỉnh nghèo và phần lớn dân tộc thiểu số, vì vậy vai trò của Ngân hàng CSXH tỉnh Lai Châu càng được thể hiện rõ nét khi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bước tăng trưởng và phát triển khá; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Ngân hàng CSXH Tỉnh Lai Châu luôn là địa chỉ tin cậy cung cấp tín dụng chính sách cho người nghèo 

Sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã kế thừa và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ người nghèo; xây dựng thành công mạng lưới và mô hình tổ chức bộ máy quản trị, điều hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương với phương châm: đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đảm bảo vốn tín dụng chính sách được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn.

Trong 20 năm qua, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo triển khai thành công chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2022/CP, thể hiện ở các mặt sau:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý nhà nước đối với việc triển khai thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội ngày càng được tăng cường và quan tâm, nhất là từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; việc tổ chức thực hiện tín dụng chính sách được các ngành, các cấp triển khai toàn diện, nghiêm túc, sát với thực tế, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện.

Đã triển khai, vận hành thành công mô hình tổ chức và phương thức quản lý vốn đặc thù phù hợp với hệ thống chính trị Việt Nam đã huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách, tập hợp và huy động được nguồn lực tài chính lớn để hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh; tiết giảm tối đa chi phí cho người vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với dịch vụ tài chính tín dụng, trong khi vẫn tiết giảm được chi phí quản lý cho ngân sách Nhà nước, phương thức này thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, mô hình này thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta và cần tiếp tục duy trì.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 20 năm triển khai cho vay 18 chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh với doanh số cho vay đạt 7.693.348 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 4.801.057 triệu đồng, đã có 267.244 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng số tiền 7.693.348 triệu đồng, thực hiện cho vay 18 chương trình tín dụng. Từ nguồn vốn vay NHCSXH đã có 72.765 lượt hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo việc làm mới cho 25.577 người lao động, 413 lao động được vay vốn để đi lao động có thời hạn tại nước ngoài, 7.274 học sinh, sinh viên được vay vốn để đi học và mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến, xây mới được 74.474 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 7.954 hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn để làm nhà, trong đó có 592 căn nhà từ nguồn vốn cho vay theo Nghị định 100.

Qua đó khẳng định tính ưu việt sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, tín dụng chính sách đã thu được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững... đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội, với những thành tựu đã đạt được, tín dụng chính sách được đánh giá là "điểm sáng" và là một trong những "trụ cột" trong hệ thống các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam; tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo trong từng giai đoạn.

Tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả công việc

Để đạt được kết quả như hiện nay là cả một quá trình dài và cố gắng và nỗ lực phối hợp thực hiện, khắc phục khó khăn, hạn chế và chỉ đạo kịp thời của các cấp ban ngành đoàn thể. Vì Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng về chính trị - kinh tế, an ninh quốc phòng với đường biên giới Việt - Trung dài 265,095 km. Là tỉnh có xuất phát điểm thấp, việc chi ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của Chính phủ, nên việc bố trí nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hàng năm còn hạn chế. Lãnh đạo hội, đoàn thể ở cơ sở, Tổ trưởng Tổ TK&VV một số đơn vị cấp xã còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ ủy thác. Một vài năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên các hoạt động phối hợp xử lý nợ đến hạn và quá hạn, công tác kiểm tra, giám sát của một số Hội, đoàn thể cấp huyện và công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của một số Hội, đoàn thể cơ sở chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. 

Ngân hàng CSXH tỉnh Lai Châu: Phát huy vai trò trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1.

Đồng chí Trịnh Trọng Tấn - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lai Châu

 Đồng chí Trịnh Trọng Tấn – Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lai Châu nhấn mạnh mục tiêu: " Phấn đấu chuyển tải nguồn vốn đến 100% đối tượng là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác khi có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Nguồn vốn hàng năm tăng trưởng từ 10% trở lên, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 100% số Tổ và 100% số hộ vay vốn NHCSXH có số dư tiền gửi tiết kiệm, số thành viên gửi định kỳ hàng tháng trên 95%. Phấn đấu đến năm 2030 tổng dư nợ đạt 5.500.000 triệu đồng, tăng 5.454.065 triệu đồng so với thời điểm chia tách tỉnh, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 10% trở lên. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% trên tổng dư nợ, tỷ lệ thu lãi đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ giao dịch xã bình quân đạt trên 98%. Không có tổ TK&VV hoạt động trung bình, yếu."

Để thực hiện mục tiêu trên cần tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Hàng năm bố trí chuyển một phần vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Thông báo kết luận số 1029-TB/TU ngày 06/9/2019. Duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách, theo đó tổ chức thực hiện kịp thời, thường xuyên công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát đối với hoạt động tín dụng chính xã hội; Tăng cường, nâng cao chất lương công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, nhất là công tác kiểm tra của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, của Chủ tịch UBND cấp xã, của các tổ chức chính trị xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện công tác quản trị rủi ro. Kiểm soát chặt chẽ đối tượng, quy trình, thủ tục cho vay. Làm tốt công tác đánh giá, phân loại nợ hàng năm và định kỳ theo đúng Quyết định số 976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài việc tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép với phát huy vai trò của nguồn lực về vốn tín dụng ưu đãi; phối hợp và nâng cao hiệu quả lồng ghép thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm. Thì điểm cần lưu ý đặc biệt là việc phát huy, phát triển ứng dụng hiện đại hóa công nghệ thông tin. Tiếp tục tập trung triển khai ứng dụng dịch vụ Mobile-Banking, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho người nghèo và các đối tượng yếu thế. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền kịp thời về các chính sách tín dụng ưu đãi, tuyên dương các điển hình tiên tiến, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nhằm lan tỏa đến cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách khác cách thức sử dụng vốn hiệu quả.

Việt Dũng
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.