Ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận năm 2021

Ngân hàng
02:45 PM 04/01/2022

Hoạt động kinh doanh nhà băng này ghi nhận kết quả ấn tượng trong năm 2021. Giá cổ phiếu cũng đã tăng gấp đôi trong năm 2021 và phiên giao dịch đầu năm 2022 là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) vừa cho biết, tính đến hết năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên 1.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra. 

Cuối năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 295.000 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm vượt trên 17% kế hoạch. Ngân hàng cho biết đã sử dụng toàn bộ hạn mức tưng trưởng tín dụng 23,4% mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. 

Tổng huy động đạt trên 262.000 tỷ đồng, tăng 77.000 tỷ đồng so với cuối năm 2020, trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,9%, thấp hơn mức 1,14% hồi cuối năm 2020. 

Năm 2021, TPBank đã hai lần được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 15.818 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu để chia cổ tức. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng nguồn vốn huy động chất lượng đã giúp TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn. Tính đến hết năm 2021, hệ số an toàn vốn CAR của TPBank đạt gần 14%, cao gần gấp đôi mức 8% mà NHNN yêu cầu.

Trong năm 2021, giá cổ phiếu TPB tăng trưởng ấn tượng 101%, đưa giá trị vốn hoá của TPBank đạt hơn 2,8 tỷ USD. Bước sang phiên giao dịch đầu năm 2022 (4/1), cổ phiếu TPB tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng, tăng 4,1% và đóng cửa ở mức 42.750 đồng/cp. 

Thu Thủy
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.