Ngân hàng Nhà nước bổ sung thẩm quyền chấp thuận hoạt động ngoại hối
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, chấp thuận gia hạn hoạt động ngoại hối đối với các đối tượng sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 23/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là Thông tư số 21/2014/TT-NHNN).
Trong đó, Thông tư bổ sung Điều 4a. Thẩm quyền chấp thuận hoạt động ngoại hối
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, chấp thuận gia hạn hoạt động ngoại hối đối với các đối tượng sau:
Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền chấp thuận, chấp thuận gia hạn hoạt động ngoại hối cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12: Khi có nhu cầu thực hiện hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại lập 1 bộ hồ sơ theo quy định tai Điều 11 Thông tư này gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung hồ sơ.
Sửa đổi, bổ sung Điều 20 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Thông tư số 28/2016/TT-NHNN) như sau: Điều 20. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu thực hiện hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước hoặc trên thị trường quốc tế lập 1 bộ hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo thẩm quyền quy định tại Điều 4a Thông tư này.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận, chấp thuận gia hạn hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế thực hiện như đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1, 4, 5 Điều 11 và Điều 12 Thông tư này. Cùng với Thông tư có đính kèm các phụ lục.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung khoản 6 vào Điều 36 về trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN. Theo đó, NHNN chi nhánh tiếp nhận, thẩm định các hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài; làm đầu mối xử lý các vướng mắc liên quan đến việc chấp thuận, chấp nhận gia hạn hoạt động ngoại hối của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.