Ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 55.807 tỷ đồng, tăng trưởng 5,6% so với năm 2019. Trong đó, bảo hiểm BSH tiếp tục dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng.
Kết quả đạt được trong năm 2020
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 của toàn ngành đạt 56.347 tỷ đồng, tăng trưởng 6.3% so với năm 2019. Trong đó mức độ tăng trưởng năm 2020 của nhóm bảo hiểm tai nạn & sức khỏe là 6,3%, bảo hiểm xe cơ giới 6,2%, bảo hiểm tài sản & thiệt hại 18,2%, bảo hiểm cháy nổ 8,7% và các nhóm bảo hiểm khác tăng trưởng 5,3%.
Bảo hiểm BSH năm thứ 2 liên tiếp trở thành công ty tăng trưởng cao nhất thị trường với mức tăng 61,1% (năm 2019 là 69,1%). Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2020 của BSH đạt 2.374 tỷ hoàn thành 125% kế hoạch đề ra.
Với kết quả này BSH hiện đang đạt xếp hạng 7/31 công ty lớn nhất thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc. Năm 2021 tính đến hết quý I, BSH vẫn đang giữ vững vị trí này và tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng lên các vị trí xếp hạng cao hơn.
Nguyên nhân tăng trưởng của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động đến kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng, tuy nhiên theo đánh giá của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế AM Best, thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam năm 2020 vẫn được đánh giá ở mức "sức khỏe ổn định". Điều này được đưa ra bởi các nguyên nhân chính sau:
Sức khỏe tài chính tốt
Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là có khả năng chống chịu với các cú sốc về tài chính do sự biến động của thị trường đầu tư và đại dịch. Nhiều doanh nghiệp duy trì biên khả năng thanh toán cao hơn nhiều so với biên khả năng thanh toán tối thiểu của cơ quan quản lý. Mức vốn hóa theo rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được AM Best xếp hạng tại Việt Nam ở mức "rất cao". Khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp được đảm bảo bởi các danh mục đầu tư có tính thanh khoản cao và thận trọng, 80% tổng tài sản nằm dưới dạng tiền gửi, tiền mặt và trái phiếu chính phủ. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có thỏa thuận tái bảo hiểm với nhiều đối tác quốc tế có xếp hạng cao, điều này làm giảm áp lực vốn.
Cơ cấu dân số
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng ổn định nhờ vào cơ cấu dân số thuận lợi và mức độ thâm nhập bảo hiểm vẫn ở mức thấp. Trong số các thị trường đang phát triển tương tự ở Đông Nam Á, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và đông; 70% dân số ở độ tuổi dưới 35 với tuổi thọ trung bình là 76. GDP tính trên đầu người đã tăng hơn 2 lần trong thập kỷ qua, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu được dự tính chiếm 26% dân số đến năm 2026. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển
Doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đề ra
Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (bảo hiểm BSH) là một doanh nghiệp điển hình thực hiện tốt mục tiêu kép của Chính phủ đề ra. Trong 3 năm gần đây, BSH bứt tốc trở thành công ty năng động và tăng trưởng nhanh nhất thị trường. Khi đại dịch COVID 19 "gây khó" cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, với đặc thù là loại hình kinh doanh các rủi ro, BSH đã mạnh dạn biến "nguy" thành "cơ", cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm độc đáo, cam kết chia sẻ rủi ro với xã hội. Đầu tiên phải kể đến bảo hiểm mùa dịch nCoV Shield. Tiếp theo BSH tiên phong cho ra mắt bảo hiểm không gian mạng CyberGuard, bồi thường cho những thiệt hại trong quá trình giao dịch trực tuyến, mua sắm trên mạng.
Gần đây, bảo hiểm tiêm chủng Couple 19, đã trở thành cầu nối giữa tổ chức tiêm chủng và người đi tiêm an tâm khi sử dụng vắc xin phòng bệnh. Nhanh nhạy với những thay đổi từ thị trường, thị hiếu khách hàng, BSH rất kịp thời đưa ra các sản phẩm mới và các chương trình ưu đãi, hỗ trợ để đồng hành cùng khách hàng, đối tác trong mùa dịch bệnh.
Song song với việc đảm bảo an toàn trong công tác chống dịch, đảm bảo quyền lợi và chăm lo đời sống cho hơn 1600 CBNV, BSH đã kịp thời chủ động tự tìm cho mình một hướng đi mới, bên cạnh việc khai thác những sản phẩm truyển thống như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm du lịch… Nhìn chung các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khác trên thị trường rất linh hoạt thay đổi các kế sách kinh doanh nên tạo ra một "sân chơi"' vốn đã cạnh tranh nay còn cạnh tranh khốc liệt hơn giữa 31 nhà Bảo hiểm.
Tuy nhiên, năm 2021 sẽ là một năm thách thức bội phần với tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng
Tổng công ty bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (bảo hiểm BSH), đã có 12 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. BSH hiện đang là nhà bảo hiểm tăng trưởng nhất thị trường (năm 2019, năm 2020), thuộc top 7 công ty bảo hiểm lớn nhất về doanh thu phí bảo hiểm gốc (theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam). BSH vinh dự được ghi nhận là Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam (Brand Asian). Mạng lưới kinh doanh BSH trải dài khắp toàn quốc với 48 đơn vị thành viên, 90 phòng kinh doanh trên toàn quốc. Mọi thông tin liên hệ: 1800 9696 09 hoặc www.bshc.com.vn
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.