Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chọn ngành dệt may để “nhấn nút” xuất phát cho hành trình 2022. Bắt đầu bằng những điều tưởng nhỏ bé như mũi chỉ đường kim, Chủ tịch nước đặt mục tiêu Việt Nam phải có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới. Đây là mục tiêu phấn đấu rất quan trọng để chúng ta có thương hiệu thực sự.
Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 1.

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 2.

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và bằng mức thực hiện của năm trước dịch 2019.

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Công Thương

Riêng Vinatex đạt kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng, hơn 16.430 tỷ đồng, tăng 11% so với 2020 và lãi trước thuế 1.200 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Mức lãi này cũng cao hơn năm 2019, thời điểm trước dịch, tới 70%, thu nhập bình quân người lao động đạt 8 triệu đồng/tháng.

Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với doanh thu đạt trên 16.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.200 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2020 và vượt kế hoạch tới 70%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng một tháng.

Tại lễ phát động thi đua năm 2022 do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam tổ chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, ngành dệt may và da giày năm qua là điểm sáng khi nỗ lực khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó đã “lắng nghe” thị trường, đàm phán với đối tác, bố trí sản xuất phù hợp để duy trì sản xuất, xuất khẩu, duy trì việc làm cho hầu hết 5 triệu lao động, thu nhập trên 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2021, xuất khẩu của hai ngành đạt 60 tỷ USD, bằng ngành kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử công nghệ cao của Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng ấn tượng với ngành dệt may khi các sản phẩm sản xuất ra có 52% là do ngành tự thiết kế sản xuất. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn dắt với hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có nhiều sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và nằm trong nhóm doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Từ đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu: "Tôi đã nói với Chủ tịch Tập đoàn Vinatex và Hiệp hội Dệt may, Việt Nam phải có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới. Đây là mục tiêu phấn đấu rất quan trọng để chúng ta có thương hiệu thực sự".

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 5.

Ngành dệt may đã chứng minh được sức mạnh kiên cường, không thể gục ngã trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Giữa đại dịch căng thẳng, phức tạp, dệt may khẳng định vị thế, vai trò của ngành rất quan trọng vì đã giải quyết, duy trì việc làm cho rất đông người lao động, tăng trưởng mạnh.

Theo khí thế “rực lửa” tăng trưởng đó, thị phần toàn ngành dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Dù cũng như mọi ngành nghề khác trong năm 2021 phải trải qua những tháng ngày đóng cửa, giãn cách xã hội, sống với “3 tại chỗ”, đặc biệt trong cả quý III/2021 gần như toàn bộ doanh nghiệp dệt may tại 19 tỉnh phía Nam phải ngừng hoạt động, đã có những thời điểm có trên một triệu công nhân trong ngành không thể đến nhà máy, nhưng toàn ngành vẫn cán đích với nhiều kỳ tích. 

Dệt may gần như là ngành duy nhất đứng trên khủng hoảng. Ngành không chỉ hoàn thành mục tiêu phục hồi về mức trước đại dịch mà còn vượt xa mục tiêu này, đồng thời đạt mục tiêu giữ vững lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vào thời điểm đầu quý IV/2021, các tỉnh phía Nam mở cửa trở lại, trong khi các doanh nghiệp khác tỷ lệ lao động quay lại là rất thấp thì ngành dệt may đã lấy lại được gần như toàn bộ người lao động, nhiều đơn vị đạt đến trên 90% lao động quay lại làm việc. Năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động ước tính là 6,6 triệu đồng, thu nhập của người lao động trong ngành Dệt may vượt lên hẳn với khoảng trên 8 triệu đồng. 

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 7.

Chủ tịch nước đề nghị tập trung chuyển đổi số mô hình quản trị và sản xuất.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm Nhâm Dần 2022 với mãnh lực vươn lên của hổ, ngành dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những kết quả vượt mong đợi, giữ vững được xưng danh: “Vương quốc” dệt may của thế giới.

Chủ tịch nước đề nghị trong thời gian tới, ngành phải sớm xây dựng bộ quy chuẩn để thích ứng linh hoạt với các tình huống khác nhau của đại dịch COVID-19.

Cùng với đó, tập trung chuyển đổi số mô hình quản trị và sản xuất, trước mắt ngành phải chủ động được nguồn nguyên liệu và sáng tạo trong thiết kế để tạo giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu sản phẩm.


Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 8.

Dù ghi nhận thành công nhưng các chuyên gia dự báo, vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi ngành cả trong ngắn và dài hạn.

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 9.

Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là thành công, nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi, bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022, bởi sự hồi phục của thị trường không thể "một sớm, một chiều".

Cùng đó, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam đang rất thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Trước dự báo không mấy "dễ chịu" đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu của ngành cho năm 2022 theo 3 kịch bản để linh hoạt triển khai thực hiện. Trong đó, kịch bản tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch 42,5 - 43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022; kịch bản trung bình đạt 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát vào giữa năm; kịch bản thấp nhất đạt 38 - 39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022

Ngành dệt may Việt Nam: Đường kim mũi chỉ vươn tầm thế giới - Ảnh 10.

Không chỉ trong ngắn hạn, dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức lớn trong dài hạn đến từ xu hướng phát triển xanh và từ các đối thủ cạnh tranh của ngành.

Nhìn vào chiến lược phát triển của các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam có thể thấy, xu hướng phát triển xanh, bền vững đang được các quốc gia hiện thực hóa. Đáng nói, các nhãn hàng lớn trên thế giới đều đã công bố lộ trình sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh. Điều này sẽ là thách thức lớn, buộc dệt may Việt Nam phải bắt nhịp nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Để bắt nhịp với xu hướng xanh hóa của dệt may thế giới, trước việc Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tái cơ cấu nguồn lực nền kinh tế, tạo động lực phát triển mới sau COVID-19, doanh nghiệp cần tiếp cận các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng mô hình mới, lấy toàn dụng lao động quốc gia là giải pháp tổng thể tái cơ cấu. Bắt buộc phải tranh thủ tài nguyên lao động trước nguy cơ già hóa dân số, từ sau năm 2035, mỗi năm, Việt Nam sẽ có khoảng 1 triệu người ra khỏi tuổi lao động. 

Ngoài ra, dệt may Việt Nam cần sớm khắc phục vấn đề thiếu nguồn lực cán bộ quản lý chất lượng cao; hạn chế đầu tư theo chiều rộng, phân tán đơn vị sản xuất nhỏ lẻ và rời rạc để không bị giới hạn trong chuyển đổi số, tự động hóa và không đáp ứng được đơn hàng quy mô lớn.

NỘI DUNG: AN MAI

THIẾT KẾ: NHUNG NHUNG