Ngành F&B hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022
Theo Công ty chứng khoán VNDIRECT, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.
- Chuyên gia quốc tế nói về F&B Việt Nam: Người Việt khó tính vì được ăn ngon rẻ từ bé, họ muốn đồ vừa mới, vừa tốt, nhưng giá phải “mềm”!
- Bán tô phở giá 68-88 ngàn ở sân bay, chuỗi nhà hàng của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn thu lãi hơn cả đại gia F&B Golden Gate
- Tăng trưởng thần tốc trong năm 2021, CEO BAEMIN Việt Nam bật mí bí quyết giúp ngành F&B phục hồi mà không mất nhiều chi phí thuê mặt bằng
Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm (2020 – 2021) do dịch COVID-19 và mãi đến quý I/2022, doanh nghiệp F&B mới thực sự hồi phục trở lại.
Và số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4/2022 cũng phần nào phản ánh xu hướng này, khi mức tăng trưởng của các doanh nghiệp đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 1/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4/2021.
Dự kiến trong quý 2/2022, ngành F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa nhờ 2 nguyên nhân: Một là, nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.
Hai là, nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.
VNDirect cho rằng, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, từ 10-12% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm. Kéo theo đó, F&B – một trong những ngành đầu tiên hưởng lợi nhờ du lịch cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại.
Thực tế, từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine COVID-19 và nhiều chính sách kích cầu đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, tập trung vào hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh. Đây là động lực chính thúc đẩy ngành F&B phục hồi.
Còn theo thống kê được đưa ra bởi Gojek tại TP.HCM và Hà Nội, doanh nghiệp F&B đã có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể trong xu hướng người dân sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng khi lượng đơn hàng đặt qua GoFood trong quý 1/2022 tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Riêng tại Hà Nội, tốc độ tăng trưởng lên tới 220%.
Đáng chú ý, tần suất đặt món trực tuyến tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong số hàng triệu người dùng Gojek, trung bình mỗi khách hàng cứ 5 ngày lại đặt một đơn đồ ăn GoFood trong 3 tháng đầu năm nay.
Một startup từng gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam là Vua Cua đang đẩy mạnh phát triển hệ thống nhượng quyền Vua Cua Bike, Vua Cua Express với mục tiêu đạt tổng từ 30-50 cửa hàng trong năm 2022. Chuỗi này dự kiến sẽ đạt đến 100 cửa hàng vào năm 2023. Bên cạnh đó, Vua Cua còn hợp tác với công ty Uplyft Holdings để mở rộng phân phối sản phẩm tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra tại điều kiện bình thường mới là doanh nghiệp gần như cạn kiệt nguồn vốn để trụ vững và giữ được đội ngũ nhân sự.
Tại tọa đàm "Bứt tốc ngành F&B hậu COVID-19", bà Nguyễn Trúc Chi, CEO Green F&B nhận định điểm yếu lớn nhất của ngành F&B là không có một hiệp hội chính thức.
"Có những hiệp hội nhỏ như hội Bartender Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam,… nhưng chưa có hiệp hội chính thức nào dành cho chủ nhà hàng, café cả. Hơn nữa, pháp lý kinh doanh của doanh nghiệp ngành này cũng vô cùng đa dạng, từ hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, công ty Cổ phần, thậm chí nhiều người chủ còn không đăng ký kinh doanh, dẫn đến sự khó khăn trong quản lý và sự trợ giúp từ chính phủ", bà Chi nói.
Tuy nhiên, đây chính là cơ hội của những nhà đầu tư mới, họ có thể mua lại cổ phần doanh nghiệp với giá rẻ nhất, hoặc thuê lại những mặt bằng đẹp với giá mềm hơn so với trước kia.
Tương lai của ngành F&B vẫn được đánh giá là rất tích cực trong giai đoạn tới. Tại tọa đàm, ông Vũ Thanh Hùng - CEO iPOS.vn cho rằng yếu tố chuyển đổi số ngành này đã trở thành tiêu chuẩn cho bất kỳ nhà hàng mở mới nào, như hệ thống máy tính tiền, kiểm tra báo cáo real-time đưa trải nghiệm tới khách hàng mạnh mẽ hơn, giúp doanh nghiệp phát triển thêm nhiều nguồn doanh thu. Ông dự đoán nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 sẽ là sự bùng nổ và phát triển rất mạnh mẽ.
Bình An (t/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.