Ngành kinh doanh nào được kỳ vọng cổ phiếu tăng mạnh khi dịch bệnh dần được kiểm soát?
Theo tình hình chung gần đây, nhóm cổ phiếu penny đua nhau tăng giá mạnh. Mặc dù xu hướng dòng tiền khi thị trường hồi phục sẽ lan tỏa hầu khắp nhóm ngành nhưng theo chuyên gia, sẽ chỉ có một số ít các nhóm ngành có khả năng hồi phục tốt hơn chỉ số chung. Đó là các nhóm cổ phiếu blue chips hoặc công nghiệp mũi nhọn như hóa chất, kim loại, bán lẻ, dầu khí... Như vậy, ngành kinh doanh nào được kỳ vọng cổ phiếu tăng mạnh nhất khi dịch bệnh dần được kiểm soát?
Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước với quy mô lớn đã gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch; ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội. Một số lượng lớn các doanh nghiệp, công ty quy mô lớn/nhỏ đều đã phải tạm ngừng kinh doanh, trả lại mặt bằng, để lại một lỗ hổng lớn trong nền kinh tế chờ được lấp đầy. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, ngành mua bán và sát nhập (M&A) chính là cứu cánh của nền kinh tế vì đây sẽ là cầu nối giúp các công ty lớn có thể mở rộng quy mô 1 cách vượt bậc với giá trị trao đổi thấp hơn trước dịch nhiều lần và nhờ vào kinh nghiệm của các công ty M&A, tiến trình này sẽ diễn ra trôi chảy, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, ngành mua bán và sát nhập (M&A) chính là cứu cánh của nền kinh tế vì đây sẽ là cầu nối giúp các công ty lớn có thể mở rộng quy mô 1 cách vượt bậc với giá trị trao đổi thấp hơn trước dịch nhiều lần và nhờ vào kinh nghiệm của các công ty M&A, tiến trình này sẽ diễn ra trôi chảy, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
PGT đang là cái tên được nhiều nhà đầu tư chú ý vì được lãnh đạo bởi các sếp Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam:
Ông Kakazu Shogo - Tổng Giám đốc là người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Nhật Bản và gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực M&A, đồng thời là Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam.
Ông Shimabukuro Yoshihiko - hiện đang sở hữu các công ty đào tạo nhân lực và trường trung cấp đào tạo nghề tại Nhật Bản, lĩnh vực hoạt động cốt lõi của công ty chuyển sang lĩnh vực M&A, tài chính và cung ứng nguồn lao động.
Thị phần hiện tại của PGT vẫn được hầu hết các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư và có thể tăng lên với tỷ lệ 85% vào thời gian tới.
Đầu tháng 9, cổ phiếu PGT liên tục nằm trong top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và có số lượng giao dịch đột biến. PGT ghi nhận mức tăng giá vượt trội từ 2.9 trong phiên giao dịch đầu tháng 01/2021 lên giá 13 trong phiên giao dịch ngày 21/09/2021, tăng hơn gấp 4 lần. So với tình hình ảm đạm vào đầu năm 2021 thì có thể nói PGT đã có được sự bứt phá ngoạn mục.
M&A là lĩnh vực đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư:
Theo dõi tình hình của lĩnh vực M&A trong năm 2021, không khó hiểu tại sao các công ty M&A đều tăng trưởng mạnh trong thời gian này. Thị trường M&A tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế công nhận là thị trường tiềm năng với khả năng sinh lời lớn trong tương lai. Điều này có được nhờ các yếu tố khách quan và chủ quan từ tình hình trong nước và quốc tế.
Đầu tiên là nhờ xu hướng các nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của việc căng thẳng leo thang giữa thương mại Mỹ Trung. Việt Nam là nước có dân số trẻ, người lao động chăm chỉ, giá thành thấp, hoàn toàn có tiềm năng trở thành công xưởng lớn của thế giới.
Tiếp đó, không thể không kể đến nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tung ra các chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Những năm qua, Việt Nam đang thực hiện cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư để phù hợp với một nền kinh tế có độ mở cao. Điều kiện chính trị ổn định là một yếu tố hết sức quan trọng giúp nhà đầu tư yên tâm hợp tác lâu dài.
M&A là thị trường đầy tiềm năng
Cuối cùng, chính bản thân Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cùng nhiều lợi thế của một quốc gia dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong nước phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng hệ thống quản trị, chiến lược kinh doanh tốt để nắm bắt cơ hội, đáp ứng được các khoản đầu tư giá trị cao.
Một ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần PGT Holdings , doanh nghiệp đang triển khai rất nhiều hoạt động tích cực nhằm thu hút đầu tư. Vào tháng 08/2021, PGT Holdings đã tổ chức thành công buổi hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" ở Tokyo Nhật Bản. Buổi hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư đất nước mặt trời mọc.
Trong buổi hội thảo, ông Kakazu Shogo - CEO PGT Holdings đã chia sẻ: "Hiện tại, Việt Nam có gần 1700 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tương tự thị trường chứng khoán của Nhật Bản năm 2000. Có nhiều công ty đã và đang nâng cấp tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên trên 49%. Ngay cả trong năm 2020, khi đại dịch Covid bùng phát vẫn có nhiều công ty nước ngoài xúc tiến đầu tư vào thị trường Việt Nam". Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh tại Nhật và 10 năm hoạt động tại Việt Nam, ông Kakazu đã thấy được tiềm năng to lớn của thị trường M&A và tin tưởng PGT Holdings sẽ đem đến nhiều cơ hội hợp tác chiến lược song phương giữa hai nước.
Thông tin doanh nghiệp:
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.
Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sang hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A là PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng cực lớn trong tương lai.
PVKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.