Ngành Luật Kinh tế Trường UTM: Đào tạo những người bảo vệ “cán cân công lý" tương lai
Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc có nhiều nhân lực am hiểu về pháp luật trong và ngoài nước sẽ hỗ trợ tối đa cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động cũng như phát triển.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh. Xu hướng này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cử nhân tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế trong việc thiết lập hành lang pháp lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách kinh tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, APEC và CPTPP (nguyên là TPP).
Trước làn sóng ấy, nhiều doanh nghiệp đang "khát" một lượng lớn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM) đã và đang tập trung mọi nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm mang đến nhiều cơ hội học tập cho các "sĩ tử" yêu thích ngành Luật Kinh tế vốn đang thiếu hụt nhiều nhân sự như hiện nay.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, Bí thư Đảng bộ - Hiệu trưởng Nhà trường, học ngành Luật Kinh tế ở Trường Đại học UTM sẽ mang đến những lợi thế khác biệt khi sinh viên được đào tạo: Các kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế; Cách phán đoán sự việc; Phương pháp vận dụng và xử lý sự việc một cách linh hoạt thông qua các quy định pháp luật kinh tế; Cách thức hỗ trợ người dân và các tổ chức xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế; Giải quyết các tình huống trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại; Xử lý các vấn đề nảy sinh trong các hoạt động kinh tế như tài chính, thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán; Thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự, hình sự; Vận dụng các quy định pháp luật để tham gia, tư vấn, bào chữa cho các bên tranh chấp trong kinh doanh; Tự hành nghề ở lĩnh vực liên quan đến pháp luật như luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật,…
Khi học Luật kinh tế tại Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, người học còn được phát triển các kỹ năng "mềm" như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… và sử dụng thành thạo ngôn ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh để có thể tự tin khẳng định bản thân trước các thách thức cạnh tranh và hợp tác quốc tế của môi trường doanh nghiệp.
Nhà trường đã xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu với nhiều đợt hội thảo, nhiều buổi học mô phỏng "Phiên tòa giả định", nhiều chuyến giao lưu tìm hiểu tại các tổ chức dịch vụ pháp luật,… để sinh viên nắm bắt được các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên tòa khác nhau, Thầy Sơn cho biết thêm.
Với thế mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đang mang đến cho sinh viên ngành Luật kinh tế một môi trường học tập chất lượng với: Phòng Tư liệu, Phòng Diễn án và thực hành Pháp lý cùng sự hỗ trợ tận tâm của các luật sư, nhà quản lý tại các cơ quan đơn vị có hợp tác với Nhà trường…
Trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu, sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ nhanh chóng thành thạo trong việc vận dụng các kiến thức nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và kiến thức lý luận, pháp lý vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan.
Dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng toàn diện, các tân Cử nhân Luật Kinh tế của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị sẽ là những ứng viên sáng giá cho các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc trong một số ngành nghề, lĩnh vực như sau:
Tại các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh,...
Tại các cơ quan Nhà nước: với kiến thức căn bản về Luật và Luật kinh tế, Cử nhân các ngành Luật có thể làm việc ở tòa án các cấp, các cơ quan của Quốc hội, Viện kiểm sát, công an, các bộ ngành của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân, sở, phòng, ban ở địa phương,…
Tại các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật,văn phòng luật sư, công ty luật,…
Tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu, ...
Với mạng lưới hợp tác doanh nghiệp rộng khắp, UTM mang đến nhiều lợi thế cho sinh viên. Theo đó, sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế không chỉ được trải nghiệm học tập cùng người trong nghề, tham quan học tập tại các địa điểm du lịch mà còn có cơ hội "săn" việc ngay tại trường.
Châu NguyênTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.