Ngành nào đang là 'đầu tàu' về giải ngân đầu tư công 7 tháng đầu năm?
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân bình quân chung khối các bộ, ngành trung ương đến hết tháng 7/2021 là 28,6%. Với tỷ lệ giải ngân khoảng 44%, đây là đơn vị đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn so với mức bình quân chung cả nước, trở thành "đầu tàu" giải ngân vốn đầu tư công.
Trong tháng 7/2021, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã giải ngân được 2.078 tỷ đồng, nâng lũy kế giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2021 do bộ này quản lý lên con số 19.093 tỷ đồng, đạt 44,6% kế hoạch đã phân bổ và đạt 44,4% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân bình quân chung khối các bộ, ngành trung ương đến hết tháng 7/2021 là 28,6%. Với kết quả trên, Bộ GTVT là đơn vị đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn so với mức bình quân chung cả nước.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, Bộ GTVT đã duyệt 21/26 dự án với giá trị hơn 8.600 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch. Riêng tháng 7/2021, Bộ GTVT đã hoàn thành phê duyệt 5 dự án với giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch giao.
Trong đó, Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long trở thành đơn vị đứng đầu về giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT trong 6 tháng đầu năm 2021. Đặc biệt, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 dài hơn 63km xuyên qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đã thành hình chỉ trong chưa đầy 9 tháng sau ngày khởi công gói thầu đầu tiên (30/9/2020).
Tổng sản lượng đến ngày 20/6/2021 đạt khoảng 973,4 tỷ đồng. Không chỉ dự án này, Ban QLDA Thăng Long còn quyết liệt đốc thúc đẩy nhanh tiến độ thi công tại hàng loạt dự án quy mô lớn khác như: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài…
Tính chung các dự án quy mô lớn khác như cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây, cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài… đều được BQLDA Thăng Long quyết liệt đốc thúc tiến độ thi công và giải ngân từ đầu năm đến nay. Kết quả, ban đã giải ngân 5.072,9/8.493,6 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm 2021.
Không quản lý nhiều dự án lớn như Ban QLDA Thăng Long, song Ban QLDA 6 (PMU6) lại có sự bứt phá thần tốc về kết quả giải ngân trong gần 1 tháng qua. Đến cuối tháng 5/2021, PMU6 còn nằm trong "danh sách đen" của Bộ GTVT khi giá trị giải ngân chỉ đạt 222/1.784 tỷ đồng (13%). Thế nhưng, đến ngày 21/6/2021, đơn vị này đạt 617 tỷ đồng (34,6%), tăng thêm gần 400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong 7 tháng đầu năm 2021, Bộ GTVT đã phối hợp với các tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 6 dự án quan trọng quốc gia gồm: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án TP.HCM - Chơn Thành; Dự án vành đai 4 TP. Hà Nội; Dự án vành đai 3 TP.HCM; Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề; Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Vân Phong .
Các chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT đã hoàn thành ký kết và đã triển khai thi công trên hiện trường 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Nha Trang - Cam Lâm đầu tư theo hình thức PPP.
Theo kế hoạch, trong ngày 30/7, Bộ GTVT sẽ ký kết hợp đồng với nhà đầu tư đối với dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Như vậy, hết tháng 7, cả 3 Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được đầu tư theo hình thức PPP đều sẽ được ký kết hợp đồng và bước sang giai đoạn thu xếp tín dụng để triển khai thi công.
Giá trị giải ngân cao của Bộ GTVT trong 6 tháng đầu năm 2021 không phải ngẫu nhiên, mà là thành quả kết tinh từ quá trình chỉ đạo xuyên suốt nhiều năm gần đây của lãnh đạo Bộ GTVT.
Ngoài các cuộc họp kiểm điểm định kỳ hàng tháng về công tác xây dựng cơ bản, bộ thường xuyên tổ chức các cuộc họp đột xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân tại các dự án đầu tư công. Đặc biệt là tại các dự án giao thông quan trọng như Cao tốc Bắc - Nam; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; 14 dự án giao thông đường bộ, đường bộ cấp bách…
Đặc biệt, Bộ GTVT còn ban hành các chỉ thị về công tác giải ngân, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan.
Gần nhất, tại Chỉ thị 06 ngày 14/6/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu giám đốc các PMU trực thuộc phải thường xuyên bám công trường để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng cho các đơn vị thi công.
Tinh thần quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT càng thể hiện rõ khi Bộ GTVT liên tục ban hành các văn bản phê bình đối với các chủ đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công chậm tiến độ. Điển hình, giữa tháng 6/2021, Bộ GTVT đã nghiêm khắc phê bình Sở GTVT Kon Tum vì nguy cơ vỡ tiến độ dự án thành phần 2, dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24.
Trước đó, cuối tháng 5/2021, Bộ GTVT cũng phát văn bản chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chấn chỉnh, xử lý các nhà thầu vi phạm tiến độ tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Giang AnhNgày 27/11, tại Hà Nội, sự kiện thường niên Internet Day 2024 sẽ diễn ra với chủ đề "Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G & AI)". Đây là cơ hội để ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nhìn lại những thành tựu và đặt nền móng cho những bước phát triển đột phá trong thời đại công nghệ kết nối hiện đại.