Ngành sơn và mực in Việt Nam vượt đáy suy thoái
Ngành sơn phủ, mực in trong nước đã tiệm cận với công nghệ hiện đại của thế giới, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường; thậm chí nhiều mảng sơn, mực in của của Việt Nam đã vượt qua nhiều quốc gia.
- Quý I/2024, Việt Nam thu về gần 304,1 triệu USD từ xuất khẩu xi măng và clinker
- Việt Nam kỳ vọng lọt top 20 đối tác lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới
- Việt Nam thuộc top 20 nước có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất
- Vượt qua Đan Mạch và Trung Quốc, Việt Nam lọt Top 20 nơi đáng sống và làm việc nhất hành tinh
Theo Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), năm 2024, ngành sơn và mực in đã nhận tín hiệu vui. Ngành sơn và mực in đã vượt đáy suy thoái và tăng trưởng, khởi sắc.
Đối với ngành sơn phủ nội địa, số liệu trong gần 5 tháng đầu của năm 2024 đã cho thấy có dấu hiệu hồi phục rõ ở các mảng sản xuất sơn gỗ (với mức tăng trưởng 25% về sản lượng so với năm 2023) và sơn công nghiệp (tăng 20% về sản lượng). Còn mảng sơn trang trí có mức hồi phục khiêm tốn hơn là dưới 10%, trong khi sơn bột tĩnh điện và sơn cuộn đạt mức tăng trên 10%.
Riêng đối với các doanh nghiệp (DN) trong mảng mực in, việc hồi phục dù không có biên độ lớn như mảng sản xuất sơn, thế nhưng sự hồi phục từ đầu năm 2024 đến nay được các chuyên gia nhận định khá chắc chắn, với mức tăng trưởng sẽ đạt 10% so với năm ngoái.
Có thể thấy việc tăng trưởng của ngành sơn Việt rất đáng khích lệ. Nhất là khi năm ngoái, ngành sản xuất này đã chịu tác động tiêu cực từ việc giảm sốc của lĩnh vực bất động sản, dẫn đến các mảng như sơn phủ, sơn trang trí, sơn bột đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Không chỉ vậy, tác động của lạm phát, sự phục hồi chậm của kinh tế toàn cầu năm 2023 khiến sức mua giảm sút, làm suy yếu khả năng xuất khẩu của những ngành hàng chủ lực của Việt Nam (như may mặc, da giày, đồ gỗ), đã gây tác động không nhỏ đến các DN nội địa trong mảng mực in và là sức nặng đè lên đối với mảng sản xuất sơn gỗ.
Như dữ liệu hồi năm 2023 cho thấy nhiều DN nội địa trong ngành sơn phủ đã phải gánh lỗ, giảm thời gian làm việc hoặc giảm nhân công. Sức tăng trưởng về mặt sản lượng của họ cũng giảm mạnh, như mảng sơn trang trí giảm 24 - 30%, sơn bột giảm khoảng 30%, sơn gỗ giảm sâu hơn từ 30 đến 35%, sơn cuộn giảm 15%, sơn công nghiệp giảm 10 đến 15%, mảng mực in cũng giảm 10 - 15%.
Do đó, việc vượt qua khó khăn để tồn tại và vươn lên đối với các DN ngành sơn và mực in là cả nỗ lực rất lớn.
Tại buổi giới thiệu Triển lãm 4 ngành công nghiệp sơn, giấy, cao su và nhựa quốc tế sẽ diễn ra tháng 6, ông Vương Bắc Đẩu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn, mực in Việt Nam nhìn nhận, ngành sơn phủ, mực in trong nước đã tiệm cận với công nghệ hiện đại của thế giới, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các quốc gia; thậm chí nhiều mảng sơn, mực in của Việt Nam đã vượt qua nhiều thị trường lớn.
Các chuyên gia khuyến nghị, để ngành sơn và mực in phát triển hơn nữa, các DN nội địa trong ngành sơn và mực in sẽ có đủ sự khôn ngoan, tỉnh táo và tinh tế để chọn lựa ra các giải pháp cho mình. Đặc biệt, các DN nên có chiến lược bài bản và cụ thể khi thị trường đang có sự cạnh tranh lớn về chất lượng và giá cả.
Song song đó, cần có chính sách cởi mở hơn để giúp tháo gỡ những khó khăn cho DN trong ngành hàng này như tiếp cận vốn vay, tạo thuận lợi về mặt thị trường cho các lĩnh vực chủ lực có liên quan đến ngành sơn và mực in.
An Mai (t/h)Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.