Ngành tài chính phải được coi là nguồn lực đẩy “cỗ xe tam mã” để kéo nền kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh như vậy khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 vào sáng ngày 7/7, tại Bộ Tài chính.
Thủ tướng nêu rõ: Tài chính không chỉ là bảo đảm thu chi ngân sách Nhà nước mà cần được hiểu theo nghĩa rộng hoen là nuôi dưỡng nguồn thu.
Cỗ xe tam mã của nền kinh tế mà Thủ tướng đề cập ở đây bao gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Ngành tài chính phải đóng góp sức lực đẩy cỗ xe tam mã này như thế nào để kéo nền kinh tế. Do vậy, chính sách tài khóa nói riêng, chính sách tài chính nói chung phải thực sự tạo ra những động lực to lớn cho nền kinh tế phục hồi, phát triển, tận dụng tốt cơ hội sớm khống chế thành công dịch bệnh. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các cấp, các ngành phải phấn đấu cao nhất để thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: Bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đã đề ra; bảo đảm nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối với các nền kinh tế.
Về nhiệm vụ những tháng cuối năm và thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, so với các nước, không gian chính sách tài khóa và tiền tệ của chúng ta còn dư địa khá lớn trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Nếu như các nước có tỉ lệ nợ công rất cao, mặt bằng lãi suất rất thấp thì chúng ta có tỉ lệ nợ công liên tục giảm và đang ở mức khiêm tốn, khoảng 54-55%. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất còn cao, tình hình vĩ mô ổn định.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong 6 tháng qua ước đạt 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Theo ông, đây là năm có tiến độ thu ngân sách đạt thấp nhất kể từ năm 2013, trong đó, thu nội địa giảm hơn 7%, thu dầu thô đạt 59,7% dự toán. Theo Bộ Tài chính, kết quả này phản ánh thực trạng nền kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tính đến cuối tháng 6, cơ quan thuế đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định 149.000 đề nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất của doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh; tổng số tiền được gia hạn khoảng 43.000 tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo (khoảng 180.000 tỷ đồng) do khi tính toán tác động dựa trên tình hình thực hiện những tháng cuối năm 2019, chưa dự báo được những khó khăn nghiêm trọng của kinh tế 6 tháng đầu năm 2020.
Về tổng chi NSNN, tính đến hết tháng 6 ước đạt 41,8% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 33,1% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,3% dự toán, chi thường xuyên đạt 48,2% dự toán. Đến nay NSNN đã chi khoảng 15.300 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó chi cho công tác phòng chống dịch là 4.100 tỷ đồng; chi hỗ trợ cho hơn 11 triệu đối tượng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ khoảng 11.300 tỷ đồng.
Về giải ngân vốn đầu tư phát triển, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 33,1% dự toán. So với tổng vốn đầu tư công được phép giải ngân trong năm 2020 (bao gồm cả nguồn các năm trước chuyển sang) thì mới đạt xấp xỉ 29% dự toán.
Bộ Tài chính cho biết trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh do tác động của đại dịch COVID-19 và những căng thẳng, xung đột địa chính trị, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị tác động. Tuy nhiên, mức biến động là không lớn, không tạo ra các đợt rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài; thị trường sớm ổn định và phục hồi ngay khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát. Điều này chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng lâu dài của nền kinh tế Việt Nam.
Để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2020, đòi hỏi nỗ lực phấn đấu rất lớn của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Bộ đưa ra 10 nhóm giải pháp, trong đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế; tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2020, quyết tâm thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội quyết định. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản...
Ngọc KhaTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.