Ngành thủy sản và dệt may phục hồi xuất khẩu nhờ bước tiến vaccine Covid-19?
BSC khuyến nghị khả quan với ngành Thủy sản và Dệt may trong quý 2/2021
Trong báo cáo mới được công bố, chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng trong năm 2021, các nước chiếm tỷ trọng chính trong xuất khẩu như EU, Mỹ, Trung Quốc dự kiến sẽ là những nước có khả năng đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng sớm nhất, qua đó sẽ hỗ trợ cho nhóm ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản phục hồi sớm.
Khả quan đối với ngành Thủy sản trong Q2/2021
Với xuất khẩu thủy sản, BSC cho rằng nhu cầu quốc tế sẽ tiếp tục cải thiện trong quý 2, tuy vậy, chi phí nguyên liệu thức ăn và chi phí vận tải sẽ là cản trở cho sự phục hồi của ngành.
BSC nhận định các quốc gia có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine là nền tảng để nhu cầu tiêu thụ thủy sản duy trì được đà hồi phục. Đồng thời, mức tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản vẫn sẽ khả quan khi cùng kỳ năm ngoái là thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid -19.
Theo đó, sản phẩm tôm tiếp tục được hưởng mức thuế 0%. Đồng thời BSC cho rằng việc Ấn Độ đang phải đối mặt với làn sóng Covid – 19 lần hai thảm khốc sẽ khiến cho chuỗi cung ứng sản xuất tôm tại Ấn Độ bị đứt gãy, tạo lợi thế cho tôm Việt Nam. Đối với sản phẩm cá tra, BSC kỳ vọng duy trì khả quan trong quý 2/2021, thuế sẽ tiếp tục giảm (từ 6% về 3%) từ đó thúc đẩy sự hồi phục của ngành.
Tuy nhiên, BSC cho rằng các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với rủi ro về giá cước vận tải cao và giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng đột biến. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí đầu vào do chi phí thức ăn chiếm khoảng 60% - 70% chi phí nuôi trồng thủy sản.
Đánh giá ngành Dệt may khả quan
Xuất khẩu dệt may cho thấy sự hồi phục trong quý 1/2021 khi các đơn hàng truyền thống phục hồi tại hầu hết các thị trường. Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong quý 1 đạt 8,89 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 5.8%. Thị trường Mỹ là thị trường dẫn dắt tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu,đạt 3.58 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.
BSC cho rằng quý 2 năm 2021 tiếp tục ghi nhận tích cực khi tình hình các đơn hàng tại nhà máy tương đối khả quan. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu (giá bông 30%) và chi phí vận tải tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với triển vọng năm 2021, với một mức nền thấp của năm 2020, BSC kỳ vọng ngành dệt may phục hồi nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Bên cạnh đó là một số sự kiện kỳ vọng thúc đẩy việc dịch chuyển đơn hàng dệt may sang Việt Nam. Đồng thời một số doanh nghiệp triển khai bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.