Ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2024

Xuất nhập khẩu
10:49 AM 25/01/2024

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Doanh số toàn ngành có thể đạt mức 9,5 - 10 tỷ USD, trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD.

Ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong suốt 2 thập kỉ qua. Hiện nay, nâng chất lượng, nâng giá bán sản phẩm là điều mà các doanh nghiệp đang theo đuổi. Tất cả nhằm khai thác tốt cơ hội và lợi thế từ ngành hàng tỉ đô.

Xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 ước đạt 9,2 tỷ USD, đạt 92% so kế hoạch (10 tỷ USD). Trong đó, tập trung vào các nhóm hàng chính như: Xuất khẩu tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD.

Ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2024- Ảnh 1.

Ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2024. Ảnh minh hoạ, internet

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Doanh số toàn ngành có thể đạt mức 9,5 - 10 tỷ USD. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD.

VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhiều khả quan. Nguồn cung tôm toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định, đặc biệt tôm từ Ecuador, tuy nhiên sản xuất tôm của Ecuador cũng có sự giảm nhẹ trong 2024.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 - 15% vào năm nay. Nhu cầu được dự báo hồi phục trở lại kể từ 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại.

Tại thị trường Mỹ, sau khi giảm liên tục các tháng đầu năm, từ tháng 7 đến hết năm 2023 xuất khẩu tôm sang Mỹ đã ghi nhận tăng trưởng 2 con số. Kết quả, năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 682 triệu USD, giảm 15% so với năm 2022.

VASEP dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng nhẹ trong năm 2024 khi nhu cầu ăn uống cải thiện, lạm phát hạ nhiệt, doanh số bán lẻ tại Mỹ phục hồi.

Tại thị trường EU, VASEP cho biết, tại thị trường này, tôm Việt Nam vẫn giữ được ưu thế ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của tôm Ecuador cũng đang mạnh dần lên. Với những bất ổn về kinh tế và chính trị hiện tại, EU chưa thể phục hồi trong phần lớn năm 2024. Dù vậy, dự kiến nhu cầu sẽ giữ ở mức ổn định, không giảm thêm nữa.

Tại thị trường Nhật Bản, theo VASEP, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trong năm 2023 liên tục sụt giảm do lạm phát tại thị trường này tăng cao, đồng yên giảm giá mạnh, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 511 triệu USD, giảm 24% so với năm 2022. Tháng cuối cùng của năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã ghi nhận tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường này được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU trong năm 2024.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.