Ngành vận tải biển trước khi bước sang trang mới: Lương thuỷ thủ Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ... đang ở mức bao nhiêu?
Trong 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã chịu tác động vô cùng nặng nề. Trong khi đó, với ngành vận tải biển, thu nhập của thuyền viên lại tăng ít nhất 10%. Không chỉ vậy, các tàu nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... đều liên tục tăng lương từ 35-40%.
Mới đây nhất, ngành vận tải biển đã chứng kiến sự kiện tàu chở hàng tự hành Yara Birkeland của một công ty Na Uy, không phát thải đầu tiên trên thế giới sắp ra mắt. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, còn tàu sẽ thực hiện hành trình đầu tiên giữa 2 thị trấn của Na Uy vào cuối năm nay mà không có thủy thủ đoàn nào trên tàu.
Giám đốc nhà máy của Yara ở Porsgrunn (Na Uy) nhấn mạnh, không có thủy thủ đoàn đồng nghĩa với việc vận hành sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Ban đầu, việc xếp và dỡ hàng hóa sẽ cần đến con người, nhưng sau này, tất cả hoạt động xếp, dỡ hàng và neo đậu sẽ hoạt động bằng công nghệ tự hành. Điều này sẽ liên quan đến việc phát triển các cần trục tự hành.
Sự kiện này đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành vận tải biển trên toàn cầu. Liệu thời gian tới, các hãng tàu sẽ không cần thủy thủ đoàn nữa?
Thực tế, ở thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn còn chưa chắc chắn, khi nhu cầu về nhân lực của các hãng vận tải ngày càng cao.
Cụ thể, trong 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã chịu tác động vô cùng nặng nề. Trong khi với ngành vận tải biển, thu nhập của thuyền viên lại tăng ít nhất 10%. Không chỉ vậy, các tàu nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... đều liên tục tăng lương từ 35-40%.
Nhìn chung, dựa trên các tin tuyển dụng gần đây, thị trường việc làm tàu container tại Hà Nội và nhiều khu vực khác đang rất sôi động. Theo đó, mức lương trung bình của các thuyền trưởng tại các quốc gia như sau:
Theo trang khảo sát lương ziprecruiter, mức lương gộp trung bình của thuyền trưởng tại TP. HCM khoảng 435,43 triệu đồng/năm, thấp hơn khoảng 4% so với mức lương thuyền trưởng trung bình ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức thưởng trung bình là 16,63 triệu đồng. Đây là mức lương theo khảo sát tiền lương trực tiếp từ người lao động. Thuyền trưởng có trình độ đầu vào (1-3 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 311, 98 triệu đồng/năm. Còn thuyền trưởng ở mức cao hơn (hơn 8 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 547,54 triệu đồng/năm.
Tính đến ngày 19/8/2021, mức trả trung bình cho một tàu container ở Hoa Kỳ là khoảng 45.656 USD/năm. Mức lương trung bình của mỗi tàu container rất khác nhau, con số chênh lệch thậm chí có thể lên đến 26.000 USD. Điều này cũng cho thấy có nhiều cơ hội thăng tiến và tăng lương dựa trên trình độ kỹ năng, vị trí và số năm kinh nghiệm.
Mặc dù vậy, ngành vận tải biển cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Tắc nghẽn cảng biển chưa có dấu hiệu dừng ở khắp nơi trên toàn cầu. Trong khi đó, tại Việt Nam, nguồn lao động trong ngành hàng hải ngày càng khan hiếm với nhiều lý do.
Theo TS Trương Thanh Dũng, hiệu trưởng Trường cao đẳng Hàng hải II, lý do đầu tiên là tâm lý muốn gần gũi người thân và cha mẹ Việt không thích con cái "lênh đênh" xa nhà quá lâu. Ngày nay các gia đình chỉ có từ 1-2 con nên càng không thích để con theo nghề này.
Ngoài ra, còn có lý lo sợ những tai nạn như cướp biển thường được truyền thông đưa tin. Song thực tế, mức độ an toàn cho các thuyền viên vẫn thuộc top cao trong danh sách lao động trên những phương tiện giao thông vận tải.
Anh VũMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.