Đón “sóng” FDI: Chính phủ đồng ý điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương

Cộng tác viên
08:00 AM 04/07/2020

Thủ tướng giao Bộ TN&MT hoàn thiện phương án và trình Thủ tướng xem xét quyết định sớm để các địa phương triển khai, đón bắt dòng vốn đầu tư mới.

    Thủ tướng nhấn mạnh nhiều đơn vị vào địa phương nhưng không có đất.

    Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã ngay lập tức tiến hành rà soát, đánh giá lại quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 -2021.

    Đồng thời có văn bản gửi các địa phương để lấy ý kiến về tình hình sử dụng đất. Bộ trưởng cho biết, đối với đất công nghiệp thì việc điều chỉnh, phân bổ lại đất chưa sử dụng còn rất lớn.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta có chỉ tiêu phân bổ đất làm công nghiệp, đất đô thị và có địa phương sử dụng hết, có địa phương không sử dụng được nên có câu chuyện điều chỉnh.

    “Do đó, thực tế có nhiều địa phương, ví dụ như Bắc Giang, có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào nhưng không có đất. Vấn đề này cần xử lý kịp thời để đón dòng vốn đầu tư”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

    Theo đó, các thành viên Chính phủ thống nhất chủ trương về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của các địa phương để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và sử dụng đất hiệu quả.

    Về số liệu, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện phương án và trình Thủ tướng xem xét quyết định sớm để các địa phương triển khai, đón bắt dòng vốn đầu tư mới.

    Thủ tướng nhấn mạnh, đất đai là vấn đề quan trọng, cần quản lý tốt, phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch…, do đó, kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải tính toán phù hợp để có không gian phát triển trong tình hình mới, nhất là sau đại dịch COVID-19. 

    Duy Anh
    Ý kiến của bạn
    Employee Advocacy: Chìa khóa mở rộng truyền thông ngành ngân hàng Employee Advocacy: Chìa khóa mở rộng truyền thông ngành ngân hàng

    Employee Advocacy - truyền thông qua chính nhân viên - đang nổi lên như một trụ cột chiến lược không thể thiếu trong hệ sinh thái truyền thông tích hợp (IMC) của ngân hàng hiện đại. Đây không còn là một xu hướng mới mẻ, mà là câu trả lời cho bài toán làm sao để thương hiệu ngân hàng trở nên gần gũi, chân thực và đáng tin hơn trong mắt khách hàng - đặc biệt là thế hệ Gen Z, Gen Alpha - những người không tin vào quảng cáo, mà tin vào lời kể từ “người trong cuộc”.