Nghệ An: 10 tháng thu về trên 4 nghìn tỷ đồng từ đánh bắt thủy sản

Địa phương
10:07 AM 31/10/2022

Trong 10 tháng năm 2022, mặc dù nghề đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn do tăng giá nhiên liệu... nhưng bà con ngư dân trên địa bàn Nghệ An đã tích cực đánh bắt, giá trị thủy sản ước đạt trên 4 nghìn tỷ đồng.

Nghệ An: 10 tháng thu về trên 4 nghìn tỷ đồng từ đánh bắt thủy sản - Ảnh 1.

Thu hoạch hải sản tại cảng cá Diễn Châu (Nghệ An).

Từ đầu năm 2022 đến nay, do tác động của tăng giá nhiên liệu và những khó khăn khác đã ảnh hưởng đến nghề đánh bắt thủy sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản trên biển. Tuy nhiên, phần lớn ngư dân trên địa bàn Nghệ An đã áp dụng nhiều giải pháp để bám biển, duy trì nghề đánh bắt hải sản. Do vậy, sản lượng đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt cao.

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản đánh bắt trong tháng 10 đạt gần 18.600 tấn, giá trị ước đạt hơn 436 tỷ đồng. Trong đó, khai thác biển đạt hơn 18 nghìn tấn, bằng 9,41% so với kế hoạch năm, bằng 102,74% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nội đồng đạt 658 tấn, bằng 13,16% so với kế hoạch năm, bằng 103,62% so với cùng kỳ năm trước.

Tính tổng 10 tháng đầu năm khai thác thuỷ sản đạt trên 173 nghìn tấn, giá trị ước đạt hơn 4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khai thác biển đạt hơn 167 nghìn tấn, bằng 91,98% kế hoạch năm, bằng 102,68% so với cùng kỳ năm trước, khai thác nội đồng xấp xỉ 6 nghìn tấn, bằng 119,6% so với kế hoạch năm, bằng 104,23% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 3.400 tàu cá, trong đó số tàu cá hoạt động vùng khơi là 1.221 tàu, chiếm tỷ lệ 0,352%. Ngư dân Nghệ An khai thác hải sản chủ yếu các nghề: lưới rê, lưới chụp, lưới vây, lưới kéo và nghề câu. Trong các nghề này thì nghề lưới chụp cho sản lượng cao nhất, sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá cơm, cá nục, cá bạc má, cá trích...), tiếp đến là lưới vây, lưới kéo, lưới rê và nghề câu.

Văn Quyền
Ý kiến của bạn
Doanh nghiệp Việt cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại Doanh nghiệp Việt cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại...