Nghệ An: Ban hành Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
UBND tỉnh Nghệ An đã ký ban hành Quyết định số 4109/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Lễ chùa đầu năm - Nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt
- Nghệ An: Hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Chu Huy Mân
- Văn phòng Tạp chí DNTT tại Nghệ An nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
- Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị trao 100 suất quà “Tết ấm biên cương” đến đồng bào xã Tam Quang
- Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị mang “Đông ấm biên cương” đến học sinh vùng cao
Theo đó, Sở Công Thương là đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của đề án.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án tạm là 66.500 triệu đồng, bình quân hàng năm giai đoạn từ 2022 - 2030 cần khoảng 8.315 triệu đồng. Hiện nay, nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm theo Chương trình phát triển CNHT tại Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh là 5.500 - 6.000 triệu đồng, kinh phí cần bổ sung thêm mỗi năm từ 2.000 - 2.500 triệu đồng.
Hàng năm, Sở Công Thương đề xuất kinh phí thực hiện đề án cân đối từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ để được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Đối với phần kinh phí từ ngân sách tỉnh, tổng hợp các nhiệm vụ triển khai của các ngành, đơn vị gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
Khuyến khích việc huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách để triển khai các nội dung của đề án đảm bảo có hiệu quả như: Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Về mục tiêu phát triển:
Mục tiêu chung là ưu tiên phát triển CNHT nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo sức hút để các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn lựa chọn đầu tư vào Nghệ An. Đến năm 2025, một số lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có khả năng tham gia sản xuất và cung cấp được một số vật liệu, linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp chính. Đến năm 2030, có nhiều doanh nghiệp đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ (GO) bình quân hàng năm đạt 12 - 13%, chiếm trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2025 và tăng dần tỷ trọng trong những năm tiếp theo.
Tăng cường thu hút đầu tư các tập đoàn công nghiệp nhất là khu vực FDI để thúc đẩy phát triển nhanh các doanh nghiệp CNHT nội địa. Đến năm 2025, phấn đấu số lượng doanh nghiệp CNHT nội địa chiếm từ 10 -12% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp. Có từ 20 - 30 doanh nghiệp CNHT đóng trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng của các tập đoàn.
Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như: Điện tử; cơ khí lắp ráp; năng lượng đạt từ 30 - 35%; Dệt may đạt trên 45%.
100% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành, thực hiện sản xuất và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vào 2030.
Đề án cũng đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm: Giải pháp về xúc tiến, thu hút đầu tư; Tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi để công nghiệp hỗ trợ phát triển; Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; Giải pháp phát triển chuỗi giá trị liên kết; Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ./.
Thái QuảngCác nhà đầu tư cần một cơ chế cởi mở và đột phá hơn. Họ cần sự cam kết từ Chính phủ và một chiến lược rõ ràng để thấy rằng, đây là một kế hoạch bền vững và có tiềm năng trong phát triển trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.