Nghệ An: Báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
Mới đây, Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do bà Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016-2021.
- Nghệ An: Quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghệ An: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án treo, dự án chậm tiến độ
- Nghệ An: Ban hành Quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát thực địa một số dự án trọng điểm tại Nghệ An
Biên giới tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại; có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch sinh thái, văn hoá. Dọc tuyến biên giới có 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 3 cửa khẩu phụ được kết nối với 3 tuyến quốc lộ trọng điểm. Trong những năm qua, các xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Số hộ nghèo của các huyện vùng biên giới 39.543 hộ nghèo, tỷ lệ 21,20%; 18.845 hộ cận nghèo, tỷ lệ 11,66%.
Trong giai đoạn 2016-2021, công tác điều tra, khảo sát, xây dựng, thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An được các cấp ủy đảng, chính quyền và các sở, ban, ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. Các chương trình, đề án, dự án được triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả, huy động nguồn lực đầu tư, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia.
Nhưng hệ thống chính sách, pháp luật vẫn còn cồng kềnh, chống chéo, phức tạp; còn có sự chồng lấn về đối tượng, địa bàn, phạm vi thực hiện chính sách; còn một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn. Giải pháp thoát nghèo có lúc, có nơi chưa đồng bộ và bền vững; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình chưa đạt hiệu quả cao. Một số dự án, hạng mục, chương trình liên quan đến phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới triển khai chậm. Việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của nhân dân khu vực biên giới còn nhiều bất cập.
Các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả tỉnh Nghệ An đã đạt được trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016-2021. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã ban hành 2 văn bản rất quan trọng để triển khai phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đó là Kế hoạch 48 thực hiện Nghị quyết 20 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2019-2025 và Đề án nâng cao hiệu quả giúp đỡ các hộ gia đình ở khu vực biên giới góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với chủ quyền an ninh biên giới giai đoạn 2020 - 2025.
Ngoài ra, chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể ở các xã, bản biên giới từng bước được nâng lên; nhận thức của cán bộ và nhân dân khu vực biên giới về chủ quyền quốc gia được nâng cao, qua đó củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Quan hệ đối ngoại, giao lưu và hợp tác với các tỉnh của nước bạn Lào được củng cố, tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Đoàn giám sát, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của Đoàn giám sát đã gợi mở nhiều vấn đề để tỉnh tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách tại khu vực biên giới và miền núi. Thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết báo cáo chưa đáp ứng được đầy đủ, toàn diện, qua ý kiến của Đoàn giám sát, tỉnh sẽ hoàn thiện báo cáo đáp ứng được yêu cầu của Đoàn.
Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tuy trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An có nhiều khởi sắc, chuyển biến hết sức tích cực nhưng thực tế đối với khu vực biên giới, miền núi còn nhiều khó khăn; đây là vấn đề tỉnh rất trăn trở. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ phấn khởi trong nhiệm kỳ đã có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đây là Chương trình duy nhất cho vùng dân tộc thiểu số. Sau khi có Chương trình, UBND tỉnh đã chủ động tham mưu sớm để HĐND tỉnh xem xét ban hành các Nghị quyết quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Liên quan đến chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, tỉnh sẽ giao các ngành nghiên cứu, tham mưu có cơ chế chính sách riêng của tỉnh đối với 27 xã của 6 huyện biên giới.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh; cần xây dựng đề án, chính sách dân tộc phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, dân tộc để phát huy hiệu quả hơn; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho các chương trình; ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững...
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết qua kết quả làm việc tại Nghệ An, Đoàn giám sát sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung ban hành những chính sách có hiệu quả, đi vào thực tế đối vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghệ AnDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.