Nghệ An: Bắt quả tang vụ khai thác đá trái phép quy mô lớn
Ngày 13/7/2021, Đại tá Phạm Thế Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng chức năng bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại huyện Quỳ Hợp - "thủ phủ" khoáng sản của tỉnh Nghệ An.
- Nghệ An: Cần làm rõ dấu hiệu doanh nghiệp sai phạm hoạt động khai thác khoáng sản?
- Nghệ An: Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi có dấu hiệu trốn thuế và hoạt động sai giấy phép?
- Nghệ An: Những tố cáo về Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An đã được làm rõ
- Nghệ An: Sản xuất dăm gỗ dưới chiêu bài chạy thử máy.
Tại hiện trường, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động (32 cảnh sát cơ động và gần 20 cán bộ, chiến sỹ cảnh sát kinh tế) đã tiến hành khám xét, tạm giữ người, một số công cụ, máy móc, đá trắng đã khai thác tại núi Phá Chủng ở xóm Kèn (xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An).
Công an tỉnh đã tạm giữ 5 máy xúc đào, 1 ô tô tải, 4 máy cắt đá 2 dây, 2 máy hơi, 2 máy khoan dùng để khai thác khoảng sản, cùng với 24 công nhân đang khai thác và được nuôi ăn trưa tại mỏ, lượng khoáng sản bị thu giữ khoảng gần 800 m3, trị giá khoảng 3 tỷ đồng.
Qua khám xét kho bãi tại xóm Quyết Tiến (xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp), cơ quan chức năng thu giữ thêm 60 m3 đá trắng tại xưởng của Công ty TNHH XNK An Sơn Stone (trụ sở tại xóm Hợp Liên, xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) do ông Hoàng Văn Út làm Giám đốc. Đây là đơn vị thuê kho này từ tháng 6/2021 với giá 100 triệu đồng/tháng, làm nơi chế biến đá quy cách xuất khẩu.
Cơ quan điều tra (PC03) hiện nay đang làm việc với ông Trần Văn Bảy (SN 1970, trú tại xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), là người tổ chức khai thác trái phép tại mỏ đá nói trên.
Đây là một chiến công lớn của ngành Công an trong đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, diễn biến phức tạp tại huyện Quỳ Hợp - "thủ phủ" khoáng sản của tỉnh Nghệ An. Các hành vi vi phạm từ đơn giản như khai thác trái phép, đến mức độ tinh vi hơn là trốn thuế tài nguyên, thuế thu nhập, VAT, khai thác vượt công suất cho phép, xả thải khai thác khoáng sản trái phép... đã gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước, cũng như phá vỡ môi trường, quy hoạch ngành khoáng sản của địa phương.
Theo Khoản 2, Điều 227 Bộ Luật Hình sự quy định về tội vi phạm nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, với trường hợp khoáng sản trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên, thì có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm và hình phạt phụ là phạt tiền từ 50 đến 500 triệu đồng.
"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng."
Trốn thuế trong khai thác khoáng sản cũng hết sức phổ biến với các hình thức như kê khai thiếu, vượt quá công suất khai thác và người phạm tội, pháp nhân phạm tội cũng phải chịu những hình phạt tương đối nặng.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 200 Bộ luật Hình sự, đối với cá nhân "3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm".
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế, có thể phải chịu hình phạt cao nhất như quy định tại Khoản 5, Điều 200 gồm đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, hay bị phạt tiền lên tới 10 tỷ đồng, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Thời gian gần đây, tình hình khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật diễn ra khá nhiều ở Nghệ An. Tuy nhiên, dư luận chưa thấy được vai trò của cơ quan quản lý Tài nguyên Môi trường từ tỉnh xuống đến huyện. Mặc dù nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh hiện tượng này, do năng lực yếu kém, hay vì lý do nào khác mà liên tục xảy ra tình trạng thất thoát tài nguyên, khoáng sản, và dẫn đến những hệ lụy thất thoát ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường, và có nguy cơ gây mất an ninh trật tự ở địa phương.
Thái Quảng - Minh Tú - Lê DungTại Cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban hỗn hợp thực hiện Cơ chế tín chỉ chung (JCM) giữa Việt Nam và Nhật Bản, Ủy ban đã thống nhất ban hành tín chỉ carbon cho 9 dự án JCM đã đăng ký thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2020, và trao đổi về triển khai Cơ chế JCM trong giai đoạn 2021 - 2030.