Nghệ An: Bắt tạm giam Trưởng & Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ

Địa phương
10:52 AM 23/01/2021

Ngày 20/01/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳ Hợp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Quỳ Hợp. Các bị can bị bắt tạm giam và khám xét nơi làm việc và nơi ở để điều tra.

Ngày 21/01/2021, các ông Lê Phùng Diệu, Nguyễn Hồng Lĩnh đã bị khởi tố theo quy định tại khoản 2 Điều 365 Bộ Luật hình sự 2015 - với khung hình phạt quy định là 5 – 10 năm tù giam.  Các bị bị can đã bị bắt tạm giam để điều tra với thời hạn 4 tháng. 

Nghệ An: Tạm giam điều tra Trưởng & Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - sinh năm 1969 bị khởi tố bị bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi làm việc và nơi ở để điều tra.

Điều 356, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định : "1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a)…; b)…; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng."

Vào tháng 6/2020, với tư cách là Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp, ông Diệu và ông Lĩnh đã chỉ đạo, tổ chức bán và cho phép khai thác gỗ keo trên diện tích hơn 2,2435 ha rừng phòng hộ tại các lô 9, 10,11 và 13 khoảnh 7 tiểu khu 332, xã Bắc Sơn thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp. Hành vi trái pháp luật đã ra gây thiệt hại gần 400 triệu đồng.

Người dân đã tố cáo tới các cơ quan chức năng về tình trạng mua bán, khai thác rừng phòng hộ trái phép tại xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn. Trả lời các cơ quan truyền thông, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng đã bàn bạc, thống nhất trong cấp ủy trước khi bán. Dù là các Lãnh đạo Ban QLRPH nhưng có dấu hiệu cho thấy, để thoái thác trách nhiệm cá nhân, các vị này đã trốn vào tập thể, lợi dụng tổ chức Đảng để hợp thức chủ trương bán rừng trái phép.

Ban QLRPH Quỳ Hợp báo cáo chỉ bán hơn 1 ha với số tiền 90 triệu đồng nhưng trên thực tế, diện tích rừng bị bán, khai thác lớn hơn nhiều. Thực tế cho thấy khoảng 5 ha rừng phòng hộ tại xã Bắc Sơn, thuộc quản lý của Ban QLRPH Quỳ Hợp đã bị khai thác. Ngoài ra, tại xã Nam Sơn cũng có khoảng 5 ha rừng keo đã bị khai thác.

Trước đây, ông Lê Phùng Diệu (sinh năm 1973) là Trưởng BQLRPH huyện Quỳ Hợp, đến tháng 8/2020, ông Diệu được điều chuyển làm Trưởng BQLRPH huyện Kỳ Sơn. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, hiện là Phó Trưởng Ban Quản lý khi bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, nguyên là Phó Trưởng ban Quản lý rừng Phòng Hộ Quỳ Hợp.

Nghệ An: Tạm giam điều tra Trưởng & Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ - Ảnh 2.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳ Hợp đọc lệnh bắt tạm giam ông Lê Phùng Diệu - sinh năm 1973 nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp.

Việc bắt tạm giam Trưởng và Phó BQLRPH phản ánh sự chưa kịp thời, chưa sâu sát trong công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác quản lý cán bộ của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nghệ An. Cán bộ trực tiếp sai phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên, thuộc cấp sai phạm không thể không nói đến trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về cơ cấu tổ chức của Sở NNPTNT Nghệ An, các BQLRPH, rừng đặc dụng là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Phải khẳng định đã có cơ sở pháp lý khá rộng để xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, như: Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng chống tham nhũng, v.v…

Việc mua bán, khai thác trái phép rừng phòng hộ diễn ra vào tháng 6/2020 nhưng đến tháng 8/2020, các vị này vẫn được điều chuyển sang Ban Quản lý rừng khác với chức vụ tương đương. Lẽ nào Lãnh đạo Sở NN& PTNT không nắm được phản ánh của người dân hay không giám sát được cán bộ trong các tổ chức thuộc Sở nên không phát hiện ra sai phạm?

Vụ án đang được điều tra, hành vi của các bị can cũng như trách nhiệm của các cá nhân, các cấp có liên quan sẽ được làm rõ theo quy định của pháp luật. 

Thái Quảng
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.