Nghệ An: Bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Ngày 13/12, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 11134/UBND-KT về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
- Nghệ An: Nắm bắt tình hình triển khai dự án tại các khu công nghiệp
- Nghệ An: Ra quân trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán
- Nghệ An: Kiểm tra, xử lý 144 vụ vi phạm trong thương mại điện tử trong năm 2024
- Nghệ An: Giải toả vi phạm hành lang an toàn giao thông chỉnh trang đô thị đón Tết Ất Tỵ
Thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Công thương theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cấp các mặt hàng thiết yếu, nhất là những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua và chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền kết hợp tạo nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Đôn đốc các doanh nghiệp tích cực triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa. Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng khả năng tiếp cận cho các đối tượng người dân có thu nhập trung bình và thấp, người dân các vùng nông thôn, miền núi và các vùng bị thiệt hại do thiên tai.
Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường và cam kết đảm bảo đủ cung ứng xăng dầu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán, bán hàng đúng giá niêm yết, mở cửa hàng theo đúng thời gian đăng ký góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trên địa bàn để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa.
Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện của các đơn vị kinh doanh điện lực trên địa bàn; xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025; chú trọng công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, sản xuất và kinh doanh hàng kém chất lượng
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ động nắm tình hình sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; tình hình chăn nuôi, sản lượng gia súc, gia cầm,... trên địa bàn tỉnh đặc biệt là trong các tháng trước, trong và sau Tết để chỉ đạo tổ chức sản xuất, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, dịch bệnh và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình cụ thể.
Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, công tác quản lý an toàn thực phẩm, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường…
Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh qua đường dây nóng và phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng khác tại địa phương để kịp thời kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, sản xuất và kinh doanh hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hành vi vi phạm về giá, đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt về thị trường và các hành vi vi phạm. Chú trọng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời cử cán bộ thường xuyên túc trực 24/24 để tiếp nhận và xử lý thông tin về thị trường.
Cục Hải quan tỉnh phối hợp cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh các mặt hàng phục vụ tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán cho UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt và triển khai các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán.
Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi nhằm dự trữ nguồn hàng hóa để bình ổn thị trường.
Các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước về giá theo phân công của UBND tỉnh.
Theo dõi sát diễn biến thị trường cung ứng hàng hóa thiết yếu, chủ động đề xuất phương án đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa
UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát tổ chức các lễ hội gắn với các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tiết kiệm trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị chức năng và chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến thị trường cung ứng hàng hóa thiết yếu, chủ động đề xuất phương án đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là ở các dịp cao điểm, tập trung cung cấp thông tin dự báo thị trường, giá cả các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Các địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường quản lý các lò giết mổ, các điểm, khu vực kinh doanh tự phát, các chợ trên địa bàn; xử lý triệt để tình trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; xử lý các hành vi vi phạm về giá của các sở sở kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ban quản lý các chợ tổ chức tốt công tác chuẩn bị, cung ứng hàng hóa, tham gia các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình bán hàng bình ổn về phục vụ nông thôn, miền núi. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước về giá của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Thái QuảngTừ tháng 11, có 63 BHXH các địa phương thực hiện chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho 2,5 triệu/gần 3,4 triệu người hưởng trên toàn quốc.