Nghệ An: Chỉ đạo việc thực hiện các Chương trình MTQG tại huyện Con Cuông
Mới đây, Đoàn công tác UBND tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Con Cuông về tình hình thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn huyện.
- Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị - VPĐD tại Nghệ An: Bàn giao công trình cầu dân sinh tại xã Tà Cạ
- Nghệ An: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài
- Nghệ An: Hơn 1000 chiếc quần áo mới chuyển trao đến người nghèo vùng biên
- Nghệ An: Công bố Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục thuế tỉnh
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, huyện được Trung ương giao hơn 402 tỷ đồng. Trong năm 2022, huyện được giao hơn 78 tỷ đồng, đã giải ngân 7,65 tỷ đồng đạt 9,75%. Năm 2023, huyện được giao nguồn vốn hơn 95 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2022, trên địa bàn huyện đã có 34 công trình được cấp nguồn vốn; đã khởi công 11 công trình. Các công trình còn lại đã và đang tổ chức triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu và sẽ khởi công các công trình đã được bố trí vốn năm 2022 và năm 2023.
Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Con Cuông có 10 dự án chưa đủ điều kiện giao vốn, trong đó có 03 dự án cấp tỉnh phê duyệt; 07 dự án cấp huyện phê duyệt. Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, từ năm 2021 đến tháng 3/2023, huyện được bố trí hơn 2,7 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đã giải ngân được hơn 11%.
Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc, nỗ lực và cố gắng của huyện Con Cuông trong thực hiện các Chương trình MTQG. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ triển khai thực hiện và việc giải ngân vốn đầu tư chậm so với kế hoạch.
Riêng đối với các dự án đã được phê duyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện cần phải đốc thúc, tập trung chỉ đạo thực hiện. Huyện cần phải chỉ đạo phòng chuyên môn rà soát chi tiết từng dự án, tiểu dự án thành phần để nắm tình hình, khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các dự án chưa đủ điều kiện giao vốn để có giải pháp. Cùng với đó, kích hoạt lại Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG huyện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo gắn với địa bàn phụ trách để có chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt hơn.
Mặt khác, phân loại các dự án làm được, dự án không làm được để từ đó có phương án điều chỉnh hợp lý, không làm lãng phí nguồn lực. Huyện cũng cần lưu ý quá trình triển khai phải tách bạch nguồn vốn được cấp trong năm 2022, năm 2023.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đối với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cần tăng cường giám sát, chủ động phối hợp để có hướng dẫn chi tiết giúp huyện giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để triển khai hiệu quả các Chương trình MQTG.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong triển khai các dự án phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững, huyện cần phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, đánh giá để nhân rộng các mô hình hiệu quả, trong đó quan tâm tập trung thực hiện dự án phát triển dược liệu quý.
Ngọc TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.