Nghệ An: Chỉ số toàn ngành công nghiệp hết quý III/2024

Địa phương
03:03 PM 29/10/2024

Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp của tỉnh Nghệ An tăng 10,64% so với cùng kỳ, do các doanh nghiệp nỗ lực trở lại sản xuất, một số nhà máy đầu năm ký kết được các đơn hàng mới, tăng hàng xuất khẩu, một số sản phẩm đã tìm được thị trường tiêu thụ nên sản xuất ổn định hơn.

Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn duy trì được đà tăng trưởng so với tháng trước và so với cùng kỳ; thể hiện tinh thần quyết tâm, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh, trước bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động phức tạp, khó lường.

Nghệ An: Chỉ số toàn ngành công nghiệp hết quý III/2024- Ảnh 1.

Công ty VILACONIC đang đón đầu xu hướng và công nghệ xanh trong sản xuất nhựa tấm PVC. Ảnh: Thái Quảng

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2024 ước tăng 12,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 22,51%; Công nghiệp khai khoáng tăng 15,08%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,75%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,24%.

Tháng 9 năm 2024, tranh thủ các điều kiện thuận lợi trong nước cũng như trong tỉnh, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, một số nhà máy mới sau thời gian chạy thử đã có sản phẩm thương mại ổn định, nhiều dự án mới được triển khai đi vào hoạt động đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, nhiều doanh nghiệp dự kiến tăng sản lượng sản xuất do có các đơn hàng xuất khẩu.

Một số sản phẩm sản xuất tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Tai nghe không nối với micro ước đạt 6,3 triệu cái, tăng 95,94%; Đá xây dựng ước đạt 370,0 nghìn m3, tăng 52,08%; Dịch vụ sản xuất dây cáp điện ước đạt 538,9 tỷ đồng, tăng 33,05%; Sữa chua ước đạt 5,8 nghìn tấn, tăng 28,15%; Dock sạc ước đạt 2,6 triệu cái, tăng 28,08%; Điện sản xuất trong tháng ước đạt 510 triệu KWh, tăng 24,67%; Bia đóng chai ước đạt 2,9 triệu lít, tăng 24,45%; Sữa tươi ước đạt 21,2 triệu lít, tăng 16,94%; Bao bì bằng giấy ước đạt 3,9 triệu chiếc, tăng 16,83%; Vỏ hộp lon bia ước đạt 656,5 tấn, tăng 15,35%.

Bên cạnh những thuận lợi, một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong sản xuất do không tìm kiếm được đơn hàng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, một số nhà máy không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu, thị trường tiêu thụ chậm, thiếu nguyên liệu đầu vào, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ nên tình hình sản xuất không đạt sản lượng, theo kế hoạch như: Phân bón hóa học NPK ước đạt 3,7 nghìn tấn, giảm 50,0%; Loa BSE ước đạt 4 triệu cái, giảm 49,29%; Sợi ước đạt 800 tấn, giảm 19,44%; Ống thép Hoa Sen ước đạt 2,2 nghìn tấn, giảm 18,73%; Nước mắm ước đạt 29,5 triệu lít, giảm 12,92%; Bê tông tươi ước đạt 29.219 m3, giảm 10,36%; Bia đóng lon ước đạt 8,5 triệu lít, giảm 8,31%.

Nghệ An: Chỉ số toàn ngành công nghiệp hết quý III/2024- Ảnh 2.

Tốc độ tăng/giảm IIP 9 tháng so với cùng kỳ năm trướctrong giai đoạn 2018 - 2024 (%)

Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,64% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 18,56%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,97%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03% và Công nghiệp khai khoáng tăng 5,98%.

Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tăng do các doanh nghiệp nỗ lực trở lại sản xuất, một số nhà máy đầu năm ký kết được các đơn hàng mới, tăng hàng xuất khẩu, một số sản phẩm đã tìm được thị trường tiêu thụ nên sản xuất ổn định hơn một số sản phẩm tăng như: Micro ước đạt 67,3 triệu cái, gấp 8,9 lần; Dịch vụ sản xuất dây cáp điện ước đạt 5.554,5 tỷ đồng, tăng 84,84%; Tai nghe không nối với micro ước đạt 41,7 triệu cái, tăng 73,01%; Đá chế biến ước đạt 894,4 nghìn m3, tăng 55,25%; Bê tông tươi ước đạt 350,3 nghìn m3, tăng 45,85%; Vỏ bào, dăm gỗ ước đạt 216,8 nghìn tấn, tăng 43,75%; Vỏ hộp lon bia ước đạt 5,4 nghìn tấn, tăng 31,74%; Điện sản xuất ước đạt 2.748,2 triệu KWh, tăng 21,92%; Đường ước đạt 101,2 nghìn tấn, tăng 19,84%; Bao bì bằng giấy ước đạt 40,1 triệu chiếc, tăng 19,28%; Sữa tươi ước đạt 214,9 triệu lít, tăng 9,94%; Bia đóng lon ước đạt 75,9 triệu lít, tăng 9,64%.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, nhà máy còn gặp khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình hình thế giới, trong nước và trong tỉnh nên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như quốc tế giảm, sản phẩm tồn kho lớn, chi phí sản xuất tăng cao nên một số sản phẩm có mức tăng trưởng thấp như: Loa BSE ước đạt 33 triệu cái, giảm 39,60%; Dock sạc ước đạt 13,6 triệu cái, giảm 32,87%; Nước mắm ước đạt 207,6 triệu lít, giảm 20,27%; Phân bón hóa học NPK ước đạt 30,2 nghìn tấn, giảm 17,53%; Bia đóng chai ước đạt 27,1 triệu lít, giảm 11,55%; Ống thép Hoa Sen ước đạt 23,9 nghìn tấn, giảm 11,54%; Clinker xi măng ước đạt 5,4 triệu tấn, giảm 6,82%.

Thái Quảng
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.