Nghệ An: Chủ động triển khai công việc 6 tháng cuối năm đảm bảo chất lượng và tiến độ

Địa phương
07:51 AM 07/08/2024

Sau phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 7 tổ chức vào ngày 26/7/2024. UBND tỉnh giao các Sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động triển khai công việc đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra, tập trung các nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm; chủ động rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực.

Là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại Thông báo số 622/TB-UBND ngày 31/7 về kết luận Tập trung giải quyết và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm. Giao các Sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 137/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Với sở Nội vụ chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Đề án điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Vinh và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 đảm bảo tiến độ.

Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng kịp thời cho các đơn vị thi công, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn như: Dự án đường dây 500kV mạch 3; các dự án giao thông trọng điêm của tỉnh: Đường ven biển, Đường giao thông nối từ QL7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ), Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò.

Đồng chí Lê Hồng Vinh tại - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao các Sở, ngành, đơn vị tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; chủ động, quyết liệt hơn nữa trong triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghệ An: Chủ động triển khai công việc 6 tháng cuối năm đảm bảo chất lượng và tiến độ - Ảnh 1.

Hình ảnh trụ sở UBND tỉnh Nghệ An

Sở Tài chính tham mưu thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm chi 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên đã giao nhưng đến ngày 30/6/2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ. Chủ động tham mưu chuẩn bị các điều kiện để làm việc với Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025.

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung kinh phí xây dựng công trình tạm cho các lực lượng chức năng làm việc để chuẩn bị công bố cặp cửa khẩu Thông Thụ - Nậm Tạy và Thanh Thủy – Nậm On. Chuẩn bị nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các hạng mục cửa khẩu Thông Thụ và cửa khẩu Thanh Thủy đảm bảo đáp ứng các tiêu chí cửa khẩu chính, tiến tới đạt tiêu chuẩn cửa khẩu Quốc tế.

Sở KH&ĐT tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng giải ngân, kịp thời tham mưu phương án điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định, nhất là các dự án trọng điểm.

Ngoài ra, tập trung chuẩn bị triển khai nhiệm vụ năm học mới. Sở Y tế chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống bệnh bạch hầu theo Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở LĐTB&XH phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương triển khai các nội dung theo Thông báo số 570/TB-UBND ngày 17/7/2024 của UBND tỉnh về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long tại buổi làm việc về tình hình cung - cầu lao động, giải quyết việc làm, tháo gỡ khó khăn, thu hút lao động cho các doanh nghiệp, dự án FDI trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công việc theo yêu cầu tại Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 04/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Giao các Sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh vừa được thông qua. Tập trung giải quyết dứt điểm các kiến nghị cử tri, kết luận giám sát, ý kiến của Uỷ ban MTTQ tỉnh và các nội dung đã cam kết với cử tri và HĐND tỉnh.

Về xây dựng Chương trình công tác của UBND tỉnh, Danh mục đề nghị xây dựng nghị quyết trình HĐND tỉnh năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương khi đề xuất, đăng ký lưu ý phải có đầy đủ căn cứ pháp lý, đảm bảo tính khả thi, phù hợp khả năng cân đối nguồn lực,... hạn chế điều chỉnh, bổ sung, hoãn hoặc không thực hiện danh mục Nghị quyết đã được Thường trực HĐND tỉnh thống nhất, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo chung của UBND tỉnh.

Tập trung rà soát, thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ trong chương trình công tác của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; các đề án, nhiệm vụ được giao trong chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Văn phòng UBND tỉnh chủ động rà soát việc xử lý hồ sơ chậm của một số ngành, địa phương để kịp thời tham mưu UBND tỉnh nhắc nhở, phê bình.

Yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trong diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, bão, lũ; tham mưu ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn đê điều, hồ đập trong mùa mưa bão; bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tình huống; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Minh Tú
Ý kiến của bạn
Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030 Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.