Nghệ An: Chủ động xây dựng kịch bản, phương án đáp ứng phòng chống dịch phù hợp trên địa bàn

Địa phương
06:40 PM 30/01/2022

Là chỉ dạo của đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại Thông báo số 75/TB-TTCH được ban hành ngày 28/1 về kết luận tại buổi triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với các huyện, thành, thị

Để kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong dịp Tết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung – Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, toàn diện công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, các văn bản của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh, Trung tâm Chỉ huy tỉnh. Nhất là các địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản, phương án đáp ứng phòng chống dịch phù hợp với diễn biến cụ thể của từng địa bàn, đặc biệt trước sự gia tăng các hoạt động giao lưu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, chủ động triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động trên địa bàn huyện, thành, thị để quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng.

Đẩy mạnh tăng cường kiểm soát công dân từ các địa phương khác trở về tỉnh, yêu cầu bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế, tuân thủ 5K, áp dụng các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe theo đúng quy định; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán. Khuyến khích người dân tự xét nghiệm trước khi về và vào ngày thứ 7 kể từ ngày trở về địa phương. Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở… thì hạn chế tiếp xúc và đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử lý theo quy định.

Tối đa hạn chế việc tập trung đông người trong dịp lễ, tết như các tiệc liên hoan, tất niên, thăm hỏi, chúc Tết… Tăng cường kiểm soát dịch, thực hiện giãn cách, phân luồng tại các khu vực tập trung đông người như: Chợ truyền thống, Chợ hoa, Siêu thị, Trung tâm mua sắm… Thực hiện nghiêm quy định tạm dừng hoạt động đối với các dịch vụ không thiết yếu như Karaoke, quán Bar, Internet, Trò chơi điện tử…

Đặc biệt, đối với các khu vực Bến tàu, Bến xe, Sân bay trên địa bàn, đồng chí Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác phân luồng, khai báo y tế và xét nghiệm ngay đối với các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ.

Nghệ An: Chủ động xây dựng kịch bản, phương án đáp ứng phòng chống dịch phù hợp trên địa bàn - Ảnh 1.

Trụ sở UBND tỉnh Nghệ An

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định, tiêm mũi bổ sung đạt tiến độ theo yêu cầu, kể cả đối tượng ở các địa phương khác về sinh sống trên địa bàn; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

Công tác truyền thông dưới nhiều hình thức, đa phương tiện (truyền hình, báo chí, mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh xã phường…) nhằm nâng cao ý thức để người dân không chủ quan, không hoang mang cũng như hiểu đúng, đồng thuận với các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Phát huy vai trò Tổ COVID cộng đồng để rà soát, yêu cầu và hướng dẫn các gia đình có người thân từ nước ngoài, từ các tỉnh khác về quê trong dịp Tết thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Thông báo này, đồng chí Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các sở, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; kịp thời báo cáo, tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngọc Tú
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.