Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết
Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy.
- Nghệ An: Giải pháp nào giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp?
- Nghệ An: Bộ đội Biên phòng giúp dân khắc phục hậu quả giông lốc
- Ý nghĩa từ mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”
- Rộn ràng “Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản”
- Nghệ An: Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thăm và làm việc tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy
Chiều 1/10, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy. Đại tá Nguyễn Công Lực, Chỉ huy trưởng BĐBP Nghệ An dự buổi lễ cùng tham dự có các cấp sở ngành trên địa bàn tỉnh.
Cảng nước sâu Nghi Thiết có độ sâu tự nhiên 9m, hiện nay có thể tiếp nhận tàu 50.000 tấn - 70.000 tấn, sau khi nạo vét luồng lạch có thể tiếp nhận tàu trên 100.000 tấn cập cảng. Đây chính là đầu mối cửa khẩu quan trọng, cho người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập cảnh và xuất, nhập khẩu từ Nghệ An đi ra các tỉnh, nước ngoài và ngược lại.
Từ tình hình trên, để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn khu vực biên giới biển, đảm bảo cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Nghi Thiết, trên cơ sở đề xuất của Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An và khảo sát thực tế của Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam đã quyết định thành lập Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và vùng phụ cận.
Tại buổi lễ, Bộ chỉ huy BĐBP Nghệ An đã công bố Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam về việc thành lập Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy; Quyết định của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh về tổ chức biên chế, quân số, trang bị của Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết.
Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết là đơn vị chiến đấu thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy, có chức năng, nhiệm vụ chủ trì, chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát Biên phòng cửa khẩu tại bến cảng, cầu cảng, khu vực vùng nước cảng; đăng ký, kiểm tra đối với người, phương tiện ra vào hoạt động tại cửa khẩu; đảm bảo duy trì các hoạt động tại khu vực bến cảng, cầu cảng, vùng nước cảng theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng Nghi Thiết và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, duy trì an ninh trật tự ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật; làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời cảng; cấp thị thực cho thuyền viên, hành khách tại cảng Nghi Thiết.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Công Lực, Chỉ huy trưởng BĐBP Nghệ An yêu cầu Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết nhanh chóng đưa mọi hoạt động của đơn vị đi vào nền nếp, hiệu quả; tổ chức thực hiện nghiệp vụ công tác cửa khẩu theo quy định, theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên; chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác cửa khẩu để làm thủ tục, đăng ký, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, người, phương tiện xuất nhập cảnh, ra vào hoạt động tại khu vực cửa khẩu cảng; đảm bảo duy trì các hoạt động khu vực bến cảng, cầu cảng, khu vực bến cảng, vùng nước cảng; xây dựng và tổ chức luyện tập thuần thục kế hoạch chiến đấu bảo vệ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Thiết; xây dựng trạm chính quy, vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”, đảm bảo "Sáng - xanh - sạch - đẹp”, đẩy mạnh tăng gia sản xuất phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ.
Hệ thống cảng biển của Nghệ An được dự kiến kết nối với cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Trong đó, tuyến đường ven biển từ Nghi Sơn đi Cửa Lò đã được quy hoạch xây dựng, kỳ vọng tạo ra nhiều đột phá phát triển.
Việc phát triển cảng biển ở Nghệ An sẽ được kết nối với các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Thái Lan, Lào...
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.