Nghệ An: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 4 xã của huyện Quế Phong
Sáng 4/5, các đại biểu Quốc hội được bầu cử tại đơn vị số 2 gồm Thiếu tướng Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và ông Vi Văn Sơn - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh tiếp xúc cử tri 4 xã của huyện Quế Phong.
- Nghệ An: Thực hiện Tháng Vận động triển khai BHXH, BHYT toàn dân năm 2022
- Nghệ An: Nghi Lộc đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
- Nghệ An: Chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Nghệ An: Cho ý kiến Dự thảo Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Thiếu tướng Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã thông tin đến cử tri dự kiến nội dung và chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 23/5/2022 và kết thúc vào ngày 17/6/2022, xem xét thông qua 5 dự án luật: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tất cả các đại biểu Quốc hội dành thời gian xem xét thông qua 4 dự thảo nghị quyết: Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, kỳ họp cũng xem xét, bàn thảo các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, bao gồm các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022. Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tại đây, cử tri 4 xã của huyện Quế Phong đã phản ánh nhiều ý kiến, băn khoăn và trăn trở thuộc đa dạng các lĩnh vực gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Cử tri xã Tiền Phong cho rằng, mức hỗ trợ cho một số chức danh bán chuyên trách cấp xã hiện còn thấp hơn mức hỗ trợ cho cán bộ thôn, bản, dẫn tới khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ, đề nghị Quốc hội xem xét nâng mức phụ cấp cho cán bộ hoạt động bán chuyên trách cấp xã.
Mặt khác, người dân xã này mong muốn Quốc hội quan tâm hơn nữa đối với những người từng tham gia kháng chiến trước năm 1972; có cơ chế hỗ trợ cho tất cả các hộ được giao khoán bảo vệ rừng; tái khởi động công trình thủy lợi thác Sao Va; xem xét chính sách hỗ trợ cho cán bộ thôn, bản sau những nỗ lực, đóng góp trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Riêng cử tri xã Thông Thụ đề nghị Quốc hội xem xét hỗ trợ cấp bìa đất ở cho các hộ dân chuyển nhượng, tặng, cho sau thời điểm 1/1/2008, có cơ chế riêng đối với các xã miền núi đặc biệt khó khăn trong thực hiện Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. Cử tri xã Đồng Văn nêu một số băn khoăn xoay quanh vấn đề tái định cư Thủy điện Hủa Na, tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại một số thôn, bản…
Đại biểu Vi Văn Sơn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh thay mặt các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 2 tiếp thu, hứa tổng hợp đầy đủ và chuyển các ý kiến liên quan trong số 26 ý kiến thuộc 6 nhóm nội dung mà cử tri huyện Quế Phong quan tâm tới Quốc hội và các bộ, ngành có thẩm quyền.
Ngọc TúTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.