Nghệ An: Dẫn đầu cả nước về số lượng người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Sáng 25/8, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Nghệ An: Công bố danh mục 31 thủ tục hành chính lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Nghệ An: Giám sát công tác thực hiện các chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT
- Nghệ An: Đánh giá nguyên nhân gây ra sụt lún tại các xã thuộc huyện Quỳ Hợp
- Nghệ An sẽ công khai thông tin về các dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
- Nghệ An: Tình hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với nước bạn Lào
Chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW; Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW.
Có 451 tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW cho biết: Quy mô tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022, có 451 tổ chức, doanh nghiệp, cao hơn 2 lần so với thời điểm ban hành Chỉ thị số 16-CT/TW.
Thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường; đưa được hơn 1 triệu lượt người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị, tạo việc làm cho khoảng từ 7 - 10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.
Thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân 200 triệu đồng người/năm, cao hơn nhiều lần so với làm việc trong nước cùng ngành nghề. Bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị.
Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người lao động có tích lũy, đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; đóng góp vào nguồn ngoại tệ của đất nước; góp phần xây dựng quê hương, đất nước, đặc biệt là vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong làm việc của người lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao, bước đầu hình thành đội ngũ chuyên gia, lao động chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trở về lao động tại Việt Nam.
Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tại Nghệ An, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, công tác giải quyết việc làm, nhất là công tác đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Trong những năm qua, Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bình quân mỗi năm từ 12.000-13.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước (chiếm 1/2 số lao động được giải quyết việc làm hàng năm).
Giai đoạn 2013-2022, toàn tỉnh đưa đi làm việc ở nước ngoài được 119.427 lao động, 138 chuyên gia. Trong đó, 100% lao động được đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài; có khoảng 62% lao động được đào tạo nghề nghiệp trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Trong giai đoạn đã có 5.333 lao động thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài và 150 đơn vị làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ với số tiền 240.332 triệu đồng...
Nguồn thu nhập do người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển về theo đường chính ngạch hàng năm ước đạt 350 triệu USD. Qua đó, góp phần quan trọng, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh bền vững trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ LĐTB&XH, Ngoại giao, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng lãnh đạo các tỉnh Lào Cai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Trà Vinh đã báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 16-NQ/TW ở các cấp, các ngành và địa phương; đồng thời, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với bối cảnh và tình hình mới.
Kết luận hội nghị, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên lao động kỹ thuật có tay nghề đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao, an toàn và tiếp tục phát huy nguồn lực này sau khi về nước trên cơ sở đảm bảo cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
Kết hợp hài hòa giữa chính sách thu hút lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài bằng các thỏa thuận, cam kết quốc tế giữa Việt Nam và các nước; đảm bảo hài hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi của người lao động; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và bảo hộ công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 16-CT/TW; đề xuất ban hành Chỉ thị mới phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Các cấp, các ngành và địa phương nâng cao nhận thức đúng và đủ về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, coi đây là xu thế tất yếu của các quốc gia trong tiến trình phát triển; hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với việc điều chỉnh bao quát các quan hệ lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh các thị trường truyền thống cần mở ra các thị trường mới thuận lợi hơn; cần có khuyến cáo, cảnh báo một số địa bàn, lĩnh vực không nên đưa người đi vì có nhiều rủi ro.
Cùng với đó, đổi mới công tác dạy nghề gắn với đào tạo chuẩn bị căn bản cho người lao động, trong đó, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ, văn hóa; lựa chọn những lao động có trình độ cao đưa đi làm việc tại nước ngoài.
Văn QuyềnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.