Nghệ An: Đến năm 2025, phấn đấu có 650 sản phẩm OCOP

Địa phương
08:05 AM 18/12/2023

Sau 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Nghệ An dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại; chất lượng, giá trị, thu nhập người dân ngày càng cao, góp phần đưa diện mạo NTM ngày càng khởi sắc.

Trong giai đoạn 2019-2022, toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước; trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 1 sản phẩm đạt 5 sao đã được Trung ương đánh giá công nhận, trong đó có 9 điểm du lịch nông thôn và Nghệ An.

Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động thường xuyên và 1.800-2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.

Nghệ An: Đến năm 2025, phấn đấu có 650 sản phẩm OCOP- Ảnh 1.

Gà Đen dân tộc Mông ở huyện Kỳ Sơn

Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; đặc biệt là phát huy vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An Phùng Thành Vinh cho biết: Phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh đang xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2023-2025”. Theo đó, đến năm 2025, Nghệ An phấn đấu có ít nhất 650 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất bốn sản phẩm đạt hạng 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, tương đương 134 sản phẩm; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm. 

Cùng với đó, Nghệ An chú trọng phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có ít nhất 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; có ít nhất 5% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. 

Đồng thời, tỉnh phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...; mỗi đơn vị cấp huyện có một điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Nam Đàn hiện đang là huyện dẫn đầu về số sản phẩm đạt chất lượng trên toàn tỉnh Nghệ An với 60 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP như miến gạo Vân Diên, tương Sa Nam, giò me Nam Nghĩa, tinh bột sắn dây, tinh bột nghệ, các sản phẩm chanh Thiên Nhẫn, gạo lứt rong biển, cốm ngũ cốc, gạo làng sen, lạc,... đang dần khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Những đầm sen từ chỗ trồng chỉ để thu hút khách du lịch thì nay đã được khai thác để trở thành các sản phẩm OCOP 3, 4 sao. 

Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đang yêu cầu các ban, ngành, cơ quan sớm bổ sung các chính sách liên quan để hoàn thiện đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2023-2025” làm căn cứ để thực hiện. Thời gian tới, các ban, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện; trong đó, việc nâng hạng sao các sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng sản phẩm quan trọng hơn so với việc tăng số lượng sản phẩm; tiếp tục khắc phục những điểm yếu kém

Đỗ Việt - Văn Quyền
Ý kiến của bạn