Nghệ An: Diễn Châu nơi điểm sáng tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2023, nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt của cấp ủy, chính quyền của huyện Diễn Châu, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nên chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên môi trường đã đạt và vượt kế hoạch, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
- Nghệ An: Tổ chức bắn pháo hoa trong Chương trình Countdown - Chào năm mới 2024
- Nghệ An: Ghi nhận sau 03 năm thực hiện chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ tư
- Thách thức, cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2023 (Phần 2)
- Thách thức, cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2023 (Phần 1)
- Biển Diễn Châu - Viên ngọc của du lịch Nghệ An
Những năm gần đây, Diễn Châu cũng như các địa phương khác của tỉnh Nghệ An và của cả nước, đã và đang gặp nhiều khó khăn phức tạp, do diễn biến kinh tế thế giới trong năm 2023 có khá nhiều gam màu khác nhau, phục hồi kinh tế thế giới còn rất khó khăn. Xung đột Nga-Ucraina kéo dài, lạm phát,lãi suất cao và xu hướng thắt chặt tiền tệ ở nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Châu Âu chưa chưa có dấu hiệu cải thiện lớn, biến đổi khí hậu phức tạp hơn… gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có địa bàn trải dài ven biển theo hướng Bắc - Nam, Bắc giáp các huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc và phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Yên Thành,, phía Đông giáp Biển Đông là huyện có 37 đơn vị hành chính với diện tích là 30.693,02ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Tuy nhiên vì là đất đai ở vùng ven biển, nên nhìn chung độ màu mỡ không cao, thậm chí nhiều diện tích là đất bạc màu. Trước thực tế đó, để nâng cao sản lượng trồng trọt, chăn nuôi, những lĩnh vực hiện vẫn chiếm tỷ lệ quan trọng trong phát triển kinh tế, lãnh đạo huyện ủy, chính quyền đã chỉ đạo sâu sát, cử nhiều cán bộ, chuyên viên cùng các ngành chức năng bám sát cơ sở, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với kinh nghiệm, truyền thống thâm canh và lao động sáng tạo của người dân trong huyện.
Tuy nhiên, năm 2023 là năm quan trọng giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Đảng bộ, chính quyền huyện Diễn Châu đã đoàn kết phấn đấu, lãnh đạo, động viên toàn thế cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận, làm tiền đề cho sự phát triển của các năm tiếp theo.
Năm 2023, nền nông nghiệp của Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của cả tỉnh. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện ước đạt 3.241 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 2,8% so với năm 2022. Hiện nay có trên 700 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp ước đạt 3.107 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 8,8% so với năm 2022. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 6.010 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 9,3% so với cùng kỳ và Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng từ 79% lên 81%, tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 21% xuống còn 19%. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 (Giá SS 2010) ước đạt 19.696 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách ước đạt 480,982 tỷ đồng, bằng 112,67% dự toán, Giá trị sản xuất Nông, lâm, thủy sản (Giá SS 2010) ước đạt 3.241 tỷ đồng, xây dựng các mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm cho năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm lúa ở Diễn Liên, mô hình Khoai Tây tại 10 xã với diện tích trên 150 ha, sản lượng đạt trên 3.300 tấn, thu nhập bình quân khoảng 140-145 triệu/ha. Năm 2023, có thêm 12 sản phẩm Ocop được công nhận đưa tổng số sản phẩm Ocop toàn huyện lên 24 sản phẩm.
Không chỉ quan tâm đến đẩy mạnh sản xuất, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện cũng luôn được quan tâm và chỉ đạo sát sao, đến nay nhờ chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ và triển khai thực hiện hiệu quả, 36/36 xã (100%) đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó có 05 xã đạt Nông thôn mới nâng cao. Lãnh đạo huyện đang tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình tỉnh và trung ương công nhận huyện Diễn Châu đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến nay đã trình tỉnh thẩm định nông thôn mới nâng cao đối với 02 xã Diễn Xuân và Diễn Tháp. Cùng đó đã làm tốt công tác vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản phục vụ GPMB các dự án trên địa bàn huyện và đã trở thành phong trào rộng rải, thiết thực và hiệu quả rất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án. Do đó nhiều dự án là được đẩy nhanh tiến độ và xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài theo hình cánh cung đã tạo thành một vịnh nhỏ, với nhiều hộ ngư dân làm nghề đánh cá lâu đời, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đầu tư mua sắm thêm thuyền mảng, dụng cụ đánh bắt, đẩy mạnh nghề đánh bắt thủy hải sản, nâng cao sản lượng hàng năm. Đến nay, ngư dân Diễn Châu đã có đội thuyền tương đối khang trang, có thể đánh bắt dài ngày trên biển, ngày càng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, với lợi thế có bãi biển địa thế đẹp, bằng phẳng, giàu hải sản, trong đó có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành với khí hậu mát mẻ quanh năm,
Với hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi, nối liền với các địa phương trong tỉnh và sang nước bạn Lào, công tác thu hút đầu tư của huyện luôn được quan tâm và thưc hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác thu hút đầu tư tiếp tục được quan tâm thưc hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp Thọ - Lộc (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Năm 2023 có thêm 04 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với diện tích sử dụng đất 9,2 ha, tổng mức đầu tư 457 tỷ đồng. Tiếp nhận mới hồ sơ và trình Ban thường vụ Huyện ủy cho ý kiến về chủ trương đầu tư 03 dự án với diện tích sử dụng đất 5,2 ha, tổng mức đầu tư 427 tỷ đồng. Tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam triển khai các bước lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 thuộc KKT Đông Nam với diện tích khoảng 700 ha và Khu sân Golf và du lịch sinh thái Hồ Xuân Dương tại xã Diễn Phú với diện tích khoảng 340 ha. Từ đó cho thấy một địa phương có nhiều yếu tố hội tụ để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Diễn Châu triển khai những kế hoạch và cách làm thiết thực đã tác động đến kế hoạch thu hút đầu tư và tạo đà phát triển kinh tế xã hội cho huyện. Tương lai gần Diễn Châu sẽ là điểm sáng mới trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp, kinh tế dịch vụ tại thị trường Nghệ An.
Đồng chí Hà Xuân Quang, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Vẫn còn một KCN Thọ Lộc giai đoạn 1lĩnh vực chưa đạt, chưa đáp ứng được mong mỏi của nhân dân; do đó các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng đang nỗ lực cố gắng hơn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 -2025. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy các cấp lãnh đạo hệ thống chính trị đã cùng đồng hành với người dân và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, hướng đến duy trì sự ổn định và phát triển, đảm bảo các tăng trưởng đã đề ra nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý và chuẩn bị cho việc hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Diễn Châu đạt chuẩn nông thông mới; xây dựng kế hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng; xây dựng và công nhận đô thị Phủ Diễn đạt tiêu chí đô thị loại IV, đô thị Yên Lý, Đồng Thái, Minh Châu đạt tiêu chí đô thị loại V trước năm 2025; Xây dựng huyện Diễn Châu thành thị xã trong tương lai".
Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông cách nay (2020) là 1393 năm. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hương, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Diễn Châu xưa là vùng đất "Phên dậu" của các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam và là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng. Diễn Châu nay là hậu phương vững chắc của cả nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là điểm sáng nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hương văn minh, giàu mạnh.
Thái Quảng
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.