Nghệ An: Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc về công tác phòng, chống tội phạm
Buổi làm việc của Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp Quốc hội tại tỉnh Nghệ An nhằm nắm bắt, thu thập thông tin tình hình chấp hành pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc, bất cập nhằm phục vụ công tác xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Nghệ An: Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022
- Nghệ An: Tạm đình chỉ các hoạt động khai thác khoáng sản tại xã Châu Hồng
- Nghệ An: Chốt phương án mở rộng địa giới và không gian thành phố Vinh ra phía biển
- Nghệ An: Hội nghị quán triệt việc thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đại diện các sở, ngành cấp tỉnh báo cáo tình hình chấp hành pháp luật đối với các lĩnh vực mà đoàn khảo sát của Quốc hội quan tâm. Trong đó khẳng định, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác phòng, chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thông qua ban hành các chỉ thị, nghị quyết, đề án, công điện…
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng đều nghe, nắm bắt tình hình và chỉ đạo xử lý các vấn đề, vụ việc cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cụ thể; đồng thời tổng kết năm và tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết, đề án do Trung ương và tỉnh ban hành.
Trọng tâm từ đầu năm đến nay, tỉnh đã chỉ đạo các cấp phòng, chống đối với hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Kết quả, tính từ đầu tháng 10/2021 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 290 trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; phát hiện, bắt giữ 12 vụ, 13 đối tượng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19; khởi tố 3 bị can về tội vi phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và giả mạo trong công tác.
Tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh cũng tăng cường triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật liên quan các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, đấu thầu, đầu tư xây dựng cơ bản; các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như cầm đồ, game online, vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, kinh doanh phụ gia, hoá chất.
Các cấp, các ngành cũng chú trọng triển khai các biện pháp phòng ngừa gắn với phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, kể cả xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Cơ quan điều tra các cấp trong tỉnh đã khởi tố, điều tra 28 vụ, 53 bị can; trong đó đã xét xử 3 vụ/8 bị cáo; xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với 4 cán bộ.
Mặt khác, từ thực tiễn triển khai các quy định pháp luật, lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh cũng nêu một số khó khăn, bất cập, đề xuất Trung ương tháo gỡ.
Như hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể việc bảo quản, xử lý tang vật, đồ vật, tài liệu… trong giai đoạn tiền tố tụng; chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể ranh giới xử lý hình sự và xử lý hành chính về tội làm nhục người khác; chưa có hướng dẫn để áp dụng thống nhất đối với các căn cứ "Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản", "đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả" về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"…
Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị của tỉnh Nghệ An trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng.
Đặc biệt, đặc thù tỉnh Nghệ An đất rộng, người đông và có nhiều yếu tố khó khăn, phức tạp chi phối đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; các thành viên đoàn khảo sát của Quốc hội quan tâm đặt ra nhiều vấn đề muốn được làm rõ, nắm bắt thêm thông tin thực tiễn triển khai các quy định pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc, bất cập phục vụ quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của Quốc hội và các bộ, ngành Trung ương.
Việc tập trung vào nội dung liên quan đến các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai như chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Khó khăn, bất cập trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về đất đai, đấu thầu, đầu tư xây dựng cơ bản; công tác chỉ đạo, quản lý đối với người nghiện ma tuý; trong thi hành án dân sự; các hình thức xử phạt các tội phạm tham nhũng…
Ngọc TúTrong báo cáo vừa công bố, tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức xếp hạng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tiêu chí nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025.